13 Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Mới Nhất
Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm, có vị trí tâm linh quan trọng trong truyền thống tín ngưỡng nhiều nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Để nghi thức vào ngày này được trọn vẹn, các kiêng kỵ rằm tháng Giêng là điều không thể bỏ qua.
Vậy các kiêng kỵ rằm tháng Giêng cụ thể ra sao? Các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ điểm qua bài viết sau để lý giải sâu hơn các khía cạnh này nhé!
Nội dung bài viết
- Ý Nghĩa Ngày Rằm Tháng Giêng
- Các Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Cần Tránh
- Tránh Sinh Con Gái Ngày Rằm Tháng Giêng
- Tránh Sát Sinh, Ăn Thịt Chó, Mèo, Vịt
- Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Vận Trang Phục Màu Trắng Hay Đen
- Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Làm Rơi Vỡ Đồ
- Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Lại To Tiếng, Bất Hòa
- Tránh Quan Hệ Vợ Chồng Ngày Rằm Tháng Giêng
- Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Khi Cho Vay Tiền
- Tránh Để Thùng Gạo Trong Nhà “Lộ Đáy”
- Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Mặc Quần Áo Sờn Rách
- Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Lại Đi Câu Cá
- Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Khi Đi Cắt Tóc
- Tránh Lai Vãng Đến Nơi Âm Khí Nặng
- Không Chải Tóc, Soi Gương Khi Nửa Đêm
- Kết Luận
Ý Nghĩa Ngày Rằm Tháng Giêng
Xét về từ nguyên trong Hán ngữ, “nguyên” (tiếng Trung 元) mang nghĩa đầu tiên, hay thứ nhất; trong khi đó “tiêu” (tiếng Trung 宵) chỉ thời điểm ban đêm. “Nguyên tiêu” hay rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm, chiếm vị trí không thể thay thế trong truyền thống văn hóa tâm linh. Đây chính là lý do giải thích cho câu nói ta thường nghe: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” hay “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”.
Tục cúng rằm tháng Giêng vốn xuất xứ từ Trung Hoa, ngoài cách gọi quen “tết Nguyên tiêu”, để phân biệt với tết Trung Nguyên (ở Việt Nam quen gọi là rằm tháng Bảy) và tết Hạ Nguyên (ngày rằm tháng Mười), rằm tháng Giêng còn được gọi là tết Thượng Nguyên.
Tùy theo tập tục hay điều kiện mỗi gia đình, lễ cũng rằm tháng Giêng sẽ có sự khác biệt về quy mô hay vật phẩm dâng lên. Tuy nhiên, bao trùm nhất vẫn thể hiện cho lòng thành kính mà gia chủ hướng tới Chu vị Thần linh hay Gia tiên, Tiền tổ.
Xem thêm : Ý Nghĩa Và Thủ Tục Cúng Tết Nguyên Tiêu 2021 – Rằm Tháng Giêng Tân Sửu
Các Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Cần Tránh
Xoay quanh ngày Rằm tháng Giêng có khá nhiều kiêng kỵ, các bạn cùng điểm qua các nội dung dưới đây để lý giải các khía cạnh này.
Tránh Sinh Con Gái Ngày Rằm Tháng Giêng
Quan niệm dân gian có câu: “Trai mùng Một, gái đêm Rằm” – ám chỉ các bé trai sinh ngày mùng Một (Âm lịch) và bé gái sinh vào đêm Rằm thường khó nuôi.
Theo quan niệm phong thủy học: Mùng Một và ngày Rằm đều liên hệ mật thiết với chu kỳ vận động của Mặt Trăng (Âm), ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, chu kỳ tâm – sinh lý của con người.
Cạnh đó, vào ngày Rằm, năng lượng Âm lên đến cực đỉnh; theo quan niệm Âm Dương – Ngũ hành, bé gái (vốn thuộc Âm, đối lập với bé trai – Dương), lại sinh vào ngày Rằm (ngày năng lượng cực Âm lên cao nhất) là Âm trùng Âm, năng lượng Âm cực thịnh lại là điều không thực thuận theo nguyên lý quân bình mà thuyết Âm Dương – Ngũ hành hướng tới.
Tránh Sát Sinh, Ăn Thịt Chó, Mèo, Vịt
Mùng Một hay ngày Rằm là các thời điểm được quan niệm nên tránh sát sinh hay dùng các thực phẩm mang tính kiêng kỵ (như thịt chó, thịt vịt, thịt mèo…). Dân gian cho rằng đây là các việc và đồ ăn nên tránh, kẻo ảnh hưởng đến tài khí, vận may của chủ nhân.
Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Vận Trang Phục Màu Trắng Hay Đen
Màu trắng và đen trong văn hóa nhiều nước Á Đông là hai màu chủ đạo cho tang phục (trang phục dùng khi cử hành tang lễ), chủ về những điều buồn đau, u ám, thiếu khởi sắc.
Để cầu vạn sự được may mắn, bình an, được hanh thông theo quan niệm phong thủy, vào ngày này nên tránh mang trang phục màu đen hay trắng.
Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Làm Rơi Vỡ Đồ
Dân gian quan niệm bất kỳ một sự đổ vỡ đồ đạc gì trong gia đình đều là điềm không hay, chủ về sự đổ vỡ một mối quan hệ, sự trắc trở hay phát sinh sự không hay sau này.
Cạnh đó, phong thủy học cũng nhấn mạnh: mọi sự vật chỉ đạt được năng lượng tối đa và hoàn mỹ nhất khi giữ được sự toàn vẹn, cân bằng; những gì sứt mẻ, đổ vỡ đều tàng ẩn sự tiêu cực hay bất lợi.
Các dịp lễ tết, ngày sóc hay ngày vọng, việc làm đổ vỡ đồ đều bị xem là kiêng kỵ vậy!
Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Lại To Tiếng, Bất Hòa
Để tránh việc thị phi hay khắc khẩu, dân gian quan niệm cần hết sức tránh việc to tiếng hay gây sự bất hòa; phạm phải sẽ được coi là gặp phải chuyện xui rủi, không may
Không chỉ với dịp rằm tháng Giêng, mọi thời điểm khác thường ngày, việc giữ hòa khí, nuôi dưỡng tình thân cũng rất nên làm.
Tránh Quan Hệ Vợ Chồng Ngày Rằm Tháng Giêng
Như ở trên đã đề cập, thời điểm ngày mùng Một và ngày Rằm (dân gian còn gọi là ngày sóc hay ngày vọng) gắn liền với chu kỳ vận động của Mặt Trăng, trong khi sự vận động của Mặt Trăng luôn gắn liền với chu kỳ sinh học, tâm – sinh lý của con người (như chu kỳ kinh ở phụ nữ, chu kỳ động hớn ở động vật…). Vào ngày Rằm, sự lưu thông khí huyết của con người ít nhiều có sự xáo trộn, việc quan hệ vợ chồng lúc này được xem là “lợi bất cập hại”.
Không phải ngẫu nhiên mà theo quan niệm dân gian, có những thời khắc đặc biệt kiêng kỵ cho chuyện nam nữ, trong đó có ngày mùng Một và ngày Rằm vậy!
Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Khi Cho Vay Tiền
Theo quan niệm truyền thống, việc vay mượn đồ đạc dịp đầu năm – nhất là tiền bạc, như đi vay hay cho vay…đều chủ về tài lộc của thân chủ sẽ thiếu đi hanh thông hay may mắn.
Việc bạn cho vay tiền vào dịp rằm tháng Giêng cũng tựa như bạn “cho đi” may mắn, tài khí của mình, do đó cần hết sức tránh.
Tránh Để Thùng Gạo Trong Nhà “Lộ Đáy”
Theo quan niệm phong thủy, gạo hay muối là những nguyên liệu cơ bản nhất, gắn liền với sinh hoạt của con người hàng ngày – nuôi sống và đưa lại sức khỏe viên mãn.
Việc để thùng gạo trong nhà “lộ đáy” không khác gì chủ nhân đang bị suy thoái về tài khí, vận khí suy vi. Đây là điểm các gia chủ cần hết sức lưu ý.
Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Mặc Quần Áo Sờn Rách
Tương tự như việc để thùng gạo “lộ đáy”, việc mang trang phục sờn rách vào ngày rằm tháng Giêng cũng được xem là điều cần đặc biệt tránh, chủ về chủ nhân đang ở trạng thái suy thoái về tài vận, cần đặc biệt lưu tâm.
Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Lại Đi Câu Cá
Đi câu cá ngày rằm tháng Giêng được xem là đại kỵ bởi phạm vào kiêng kỵ sát sinh, ngắt đứt mạch sống của sinh linh. Do đó, để tránh gặp sự không hay, cả năm xui rủi, cần tránh đi câu cá vào dịp này.
Kiêng Kỵ Rằm Tháng Giêng Khi Đi Cắt Tóc
Các bạn để ý sẽ thấy các tiệm cắt tóc, gội đầu vào thời điểm mùng Một (Âm lịch) hay ngày Rằm lượng khách sẽ thụt giảm so với các ngày khác một cách rõ ràng.
Căn nguyên điều này liên hệ mật thiết với kiêng kỵ cắt tóc vào mùng Một (Âm lịch) hay ngày Rằm. Theo đó, nếu cắt tóc vào hai ngày này dễ khiến tài lộc, thậm chí cả sức khỏe đi xuống, bất lợi và cả tháng vạn hội sẽ thiếu sự hanh thông.
Tránh Lai Vãng Đến Nơi Âm Khí Nặng
Theo quan niệm dân gian, ngày Rằm rơi vào thời điểm cực Âm, do đó, những ai thần khí yếu hay sức khỏe đang có sự bất ổn hết sức tránh đến các điểm Âm khí nặng (như bệnh viện, nghĩa trang, nhà hỏa táng…). Đặc biệt, càng về thời điểm đêm muộn (khi Âm khí cực thịnh) càng phải tránh các địa điểm bất lợi này.
Không Chải Tóc, Soi Gương Khi Nửa Đêm
Gương trong phong thủy là vật phản xạ các hung khí xấu, lại mang nghĩa kết nối với các thế giới khác.
Cạnh đó, thời điểm nửa đêm là khi Âm khí cực thịnh, thần trí cũng như sự tỉnh táo của con người lại đang ở điểm rơi thấp nhất. Việc soi gương, chải tóc khi đêm muộn vừa trái lẽ tự nhiên, gợi cảm giác không hay, lại dễ khiến con người liên tưởng tới các sự vật bất lợi vậy!
Kết Luận
Với các thông tin về kiêng kỵ rằm tháng Giêng như trên, hi vọng các bạn sẽ có thêm các tri thức phong thủy và lễ tục hữu ích.
Để có thêm các thông tin hỗ trợ về thiết kế, tư vấn vật phẩm chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay liên hệ Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588.