15 Điều Kiêng Kỵ Trong Thời Gian Để Tang

15 Kiêng Kỵ Trong Thời Gian Để Tang Mới Nhất 2021

15 Kiêng Kỵ Trong Thời Gian Để Tang Mới Nhất 2021

Các nghi lễ tang chế thể hiện rõ nhất cho việc bày tỏ lòng hiếu kính, sự tiếc thương và đau buồn với người đã khuất. Các kiêng kỵ trong thời gian để tang cũng hướng tới tâm nguyện chung này.

Vậy các kiêng kỵ trong thời gian để tang gồm các nội dung cụ thể ra sao? Các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ điểm qua các điểm trong bài viết dưới đây nhé!

Tránh Lúc Ra Đi Mà Không Có Người Thân Bên Cạnh

Tránh Lúc Ra Đi Mà Không Có Người Thân Bên Cạnh

Tránh Lúc Ra Đi Mà Không Có Người Thân Bên Cạnh

Một trong các tâm niệm lớn nhất của con người khi lâm chung là được gặp và nhìn thấy người thân yêu của mình lần cuối.

Cạnh đó, theo quan niệm dân gian: Một người khi lâm chung mà không có thân nhân bên cạnh sẽ trở nên rất cô độc, linh hồn người đã khuất vì lẽ đó mà khó được siêu thoát, an nghỉ nơi Chín suối.

Không Để Người Đã Mất Ở Trần

Không Để Người Đã Mất Ở Trần

Không Để Người Đã Mất Ở Trần

Theo quan niệm tín ngưỡng truyền thống, khi có tang sự, người thân trong gia đình sẽ dùng nước thơm sạch tắm rửa cho người đã khuất (còn gọi là Lễ Mộc dục), thay quần áo mới cho người quá cố. 

Áo khâm liệm dùng trong Lễ Mộc dục thường bằng lụa, số lượng thường từ 3 đến 5 chiếc. Kiêng kỵ các chất liệu bằng gấm, satin; da hoặc lông (bởi theo quan niệm sẽ đầu thai làm động vật) cũng hết sức tránh.

Kiêng Kỵ Để Chó, Mèo Đến Gần Thi Hài Người Đã Khuất

Kiêng Kỵ Để Chó, Mèo Đến Gần Thi Hài Người Đã Khuất

Kiêng Kỵ Để Chó, Mèo Đến Gần Thi Hài Người Đã Khuất

Khi chưa tiến hành khâm liệm, người trong gia đình cắt cử việc coi giữ ngày đêm một mặt bày tỏ lòng thành kính; mặt khác để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng có thể xảy đến khi có chó, đặc biệt là mèo đến gần hay nhảy qua mình người đã mất.

Tránh Cười Đùa, Chụp Ảnh Hay Đăng Hình Lên Các Trang Cá Nhân

Tránh Cười Đùa, Chụp Ảnh Hay Đăng Hình Lên Các Trang Cá Nhân

Tránh Cười Đùa, Chụp Ảnh Hay Đăng Hình Lên Các Trang Cá Nhân

Tang gia là điều đau buồn với bất cứ gia chủ nào. Do đó, trong đám tang cần biểu thị lòng thành kính, phân ưu, chia sẻ với thân nhân người đã khuất.

Việc cười đùa, chụp ảnh, đăng hình, chia sẻ tùy tiện lên các trang cá nhân…vừa là hành động thiếu tôn nghiêm lại không lịch sự, phải hết sức tránh.

Tránh Mở Nhạc Giải Trí, Hò Hét Lớn Tiếng Khi Để Tang

Tránh Mở Nhạc Giải Trí, Hò Hét Lớn Tiếng Khi Để Tang

Tránh Mở Nhạc Giải Trí, Hò Hét Lớn Tiếng Khi Để Tang

Không mở nhạc giải trí, hò hét lớn tiếng khi có đám tang là cử chỉ hết sức tế nhị, biểu lộ lòng thành kính và sự phân ưu chân thành đến gia chủ gặp tang sự.

Trường hợp ngay sát đám tang là một đám cưới thì bên tổ chức sự kiện cưới hỏi cũng chỉ điều chỉnh nhạc vừa phải, cử hành giản dị cho phù hợp. 

Kiêng Kỵ Sau Khi Hạ Huyệt

Kiêng Kỵ Sau Khi Hạ Huyệt

Kiêng Kỵ Sau Khi Hạ Huyệt

Khi đã hạ huyệt người đã mất, người đưa tang đi quanh mộ ba vòng, trên đường về kỵ quay đầu nhìn lại.

Điều kiêng kỵ này cũng tương tự như để rơi nước mắt trên thi hài người đã khuất, sẽ khiến linh hồn người đã khuất bịn rịn, khó được siêu thoát nơi Suối vàng.

Không Dùng Lại Di Vật, Đồ Của Người Đã Khuất

Không Dùng Lại Di Vật, Đồ Của Người Đã Khuất

Không Dùng Lại Di Vật, Đồ Của Người Đã Khuất

Trang phục, giường nằm, các đồ vật thân thuộc của người đã khuất…theo quan niệm không nên dùng lại. 

Dưới ánh sáng khoa học ngày nay, việc kiêng kỵ dùng lại di vật của người đã khuất mục đích chính nhằm tránh một số tác nhân hay chủng bệnh có thể phát tán, bất lợi với người còn sống mà thôi.

Người Luống Tuổi, Thai Phụ Và Người Nghi Chó Dại Cắn Không Dự Đám Tang

Người Luống Tuổi, Thai Phụ Và Người Nghi Chó Dại Cắn Không Dự Đám Tang

Người Luống Tuổi, Thai Phụ Và Người Nghi Chó Dại Cắn Không Dự Đám Tang

Vùng nhiệt nơi người đã khuất thường lạnh hơn so với thân nhiệt của người bình thường hay môi trường xung quanh (Âm khí nặng). Đây là lý do mà những đối tượng dễ bị tác động về tâm lý, sức khỏe (như người già, trẻ em, người nghi chó dại cắn) hết sức tránh dự đám tang.

Để trừ uế khí, với những gia đình có thai phụ, trẻ em ở cạnh nhà có người mất thường đặt một lò than đốt trái bồ kết và ỏ bưởi nơi cửa vào.

Với phụ nữ thai kỳ, để tránh các tác nhân bất ổn về sức khỏe, tâm lý cũng được khuyến nghị không nên dự đám tang. Đây là khía cạnh rất khoa học cho sức khỏe sinh sản và sự phát triển của thai nhi.

Con Cái Tránh Vận Trang Phục Lòe Loẹt, Vui Chơi Trong Thời Gian Để Tang

Con Cái Tránh Vận Trang Phục Lòe Loẹt, Vui Chơi Trong Thời Gian Để Tang

Con Cái Tránh Vận Trang Phục Lòe Loẹt, Vui Chơi Trong Thời Gian Để Tang

 

Theo lệ cũ, sau khi cha mẹ mất, con cái thường để tang  trong thời gian 3 năm. Ngày nay, tuy thời gian để tang đã được rút ngắn nhưng các chú ý về các vận trang phục vẫn được nhiều người duy trì. 

Với người có thân nhân (nhất là cha mẹ mới mất), cần hết sức tránh việc vận trang phục thiếu phù hợp (như có kiểu cách quá lố, màu sắc sặc sỡ hay quá lòe loẹt).

Kiêng Kỵ Trong Thời Gian Để Tang Khi Thờ Người Mới Mất

Theo quan niệm, những người mới mất sẽ không thờ chung trên ban thờ gia tiên mà sẽ lập ban thờ riêng (với một bát nhang, bài vị, ảnh thờ, lọ hoa…riêng). 

Mục đích kiêng kỵ này một mặt nhằm thuận tiện cho việc cúng lễ hàng ngày, hàng tuần từ sơ thất đến hết kỳ 49 ngày. Cạnh đó, theo quan niệm dân gian, người mới mất thân thể chưa bị phân hủy nên không thờ chung ở bàn thờ tổ tiên.

Tránh Đi Thăm Bằng Hữu, Người Thân Khi Để Tang – Nhất Là Dịp Tết

Theo phong tục, trong thời gian chịu tang cần tránh việc đi thăm thân hay gặp gỡ, tụ tập bạn bè (nhất là với những gia đình có người đang trị bệnh hay vào dịp Tết nhất). 

Điều kiêng kỵ này chủ yếu để tránh sự run rủi phát sinh theo quan niệm dân gian.

Kiêng Kỵ Thành Hôn Trong Thời Gian Để Tang

Trong thời gian chịu tang, thân nhân (nhất là con cái) thường phải để tang trong thời gian 3 năm. 

Tuy ngày nay thời gian không quá khít khao như tập tục cũ, song hầu hết các gia đình vẫn duy trì việc tránh kết hôn trong thời gian để tang để biểu thị lòng thành kính với người đã khuất.

Cạnh đó, việc tổ chức đám cưới trong thời gian được coi là không may mắn; thậm chí, thiếu đi sự tôn trọng, thành kính, tiếc nuối đối với sự ra đi của người thân.

Tối thiểu, sau thời điểm giỗ đầu (trên một năm tính từ khi người thân mất đi), các gia đình mới bàn việc cử hành hôn lễ cho con cái.

Kiêng Kỵ Khai Trương Trong Thời Gian Để Tang

Với người đang chịu tang nên tránh tổ chức khai trương. Vì lý do nào đó liên quan đến tiến độ công việc hay nhu cầu mưu sinh, gia chủ có thể thỉnh Thầy về để cúng xả tang sau 49 ngày của người đã khuất.

Tránh Động Cuốc, Thuổng Vào Mộ Khi Cư Tang

Khi đã an táng người đã khuất được ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Sau nghi thức này, cần kiêng tránh đắp mộ, động cuốc hay động thuổng trong vòng tang. 

Tục lệ này nhằm tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Thân nhân khi thăm mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào các điểm sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc, thuổng vào mộ.

Tránh Để Ánh Sáng Mặt Trời Chiếu Trực Tiếp Khi Cải Táng

Việc sang cát (còn gọi là cải táng) cho người thân đã khuất là việc hệ trọng, được các gia chủ lựa ngày, giờ cát lành để cử hành. 

Việc sang cát cho người thân thường được tiến hành vào ban đêm, tránh ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Xuất phát của điều kỵ này từ thực tế có nhiều thi thể sau nhiều năm vẫn còn những phần còn nguyên vẹn; khi gặp ánh mặt trời sẽ rữa và teo lại.

Kết Luận

“Nghĩa tử là nghĩa tận”, hi vọng với các chia sẻ về các kiêng kỵ trong thời gian để tang trên của Phong Thủy Long Vũ, các bạn sẽ thêm lý giải xoay quanh một điểm rất quan trọng của nghi lễ vòng đời người.

Để có thêm các thông tin hỗ trợ về thiết kế, tư vấn vật phẩm chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay liên hệ Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588