Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công, Ông Táo Không?
Cúng Ông Công Ông Táo là lễ tục thường niên được các gia chủ tiến hành tại nhà vào mỗi dịp 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, một băn khoăn của không ít bạn có gửi về cho Phong Thủy Long Vũ đó là: ở địa điểm hay mặt bằng kinh doanh, liệu ban Thần Tài có cúng Ông Công Ông Táo không?
Các bạn cùng điểm qua bài viết dưới đây để lý giải tường tận hơn khía cạnh này nhé!
Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công Ông Táo Không?
Ban Thần Tài Có Cúng Ông Công, Ông Táo Không?
Theo điển tích, Táo Quân vốn quản về bếp núc, chi phối mật thiết đến sức khỏe, tài vận của gia chủ cũng như các thành viên một gia đình. Vì vậy, mỗi gia đình với gian bếp riêng nên nghi thức cúng Ông Công, Ông Táo cũng chỉ tiến hành tại gia, áp dụng riêng cho gia đình ấy.
Trường hợp ngoại lệ: Khi địa điểm mà gia chủ tiến hành kinh doanh liên quan đến các lĩnh vực ẩm thực hay ăn uống thì bên cạnh việc cúng Ông Công, Ông Táo tại gia thì nghi thức này cũng nhất thiết cần được tiến hành ở địa điểm kinh doanh. Điều này nhấn mạnh: ở đâu có sự hiện diện của gian bếp thì ở đó gia chủ cần chu đáo, cẩn trọng với việc thờ cúng Ông Công, Ông Táo, đặc biệt vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm.
Các Lưu Ý Với Ban Thần Tài Dịp 23 Tháng Chạp
Các Lưu Ý Với Ban Thần Tài Dịp 23 Tháng Chạp
Theo quan niệm tâm linh, Thần Tài chủ về chiêu tài, đưa lại lộc kinh doanh, may mắn và phát đạt cho chủ nhân. Do đó việc lên hương, cúng ban thờ Thần Tài cần được các gia chủ tiến hành nghiêm túc và cẩn trọng hàng ngày.
Cạnh đó, dịp 23 tháng Chạp cũng được xem là một trong các dịp đặc biệt phù hợp để các gia chủ có thể tiến hành bao sái ban thờ Thần Tài (bên cạnh các dịp khác như rằm Tháng 7 Âm lịch hay ngày Vía Thần Tài).
Liên quan đến cách thức bao sái ban Thần Tài hay cúng Ông Công, Ông Táo dịp 23 tháng Chạp, Phong Thủy Long Vũ đều đã có các bài viết chi tiết. Các bạn có thể nhấn vào liên kết để có thêm thông tin chi tiết.
Trong phạm vi bài viết này, Phong Thủy Long Vũ chỉ nhấn vào một số điểm lưu ý khác với ban Thần Tài ngày 23 tháng Chạp để các bạn thêm chu tất cho lễ cúng nơi tư gia.
Vật Phẩm Cúng Ban Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp
Các vật phẩm các gia chủ cần chuẩn bị cho lễ cúng ban Thần Tài dịp 23 tháng Chạp như:
- Gạo, muối
- Tiền vàng
- Nến
- Trầu cau
- Hương thắp
- Hoa tươi
- Đồ cúng (Hoa quả, bánh kẹo…)
- Đồ uống (nước, bia, nước ngọt…)
- Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị nước ngũ vị (nước bưởi) hay rượu gừng sạch (dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu, tốt nhất được ngâm trong 7 ngày, 7 đêm); khăn (chổi chít nhỏ) sạch phục vụ cho việc bao sái ban thờ Thần Tài – Thổ Địa.
Lễ vật cốt ở chân tâm, lòng thành kính. Tùy vào điều kiện mà mỗi gia chủ có thể chuẩn bị lễ chay hay thêm một số đồ mặn (như rượu, thịt gà, giò chả..) cho chu tất.
Các Chú Ý Khi Cúng Ban Thần Tài Ngày 23 Tháng Chạp
- Trước khi tiến hành tịnh sái ban thờ, gia chủ nên tịnh thân (kiêng chuyện nam nữ, tâm thế hoan hỷ, không ăn đồ tanh…), vệ sinh sạch sẽ, trang phục chỉn chu.
- Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác.
- Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.
- Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu gừng (hoặc nước Ngũ vị) cho việc tịnh sái ban thờ.
- Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang, cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng.
- Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay ập kênh.
- Trường hợp chân nhang, tro của bát hương quá đầy, ta chỉ nên bỏ bớt một phần chân hương và tro đi. Theo quan niệm, tro được xem là tài lộc của gia chủ, do đó, gia chủ chỉ nên tránh, không đổ tro đi quá nhiều.
- Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Chư vị Thần linh.
- Không được bỏ qua bước khấn vái, thắp hương trước khi tiến hành tỉa chân nhang.
- Sau khi thắp hương, bạn cần chờ hương cháy hết mới được tiến hành tỉa chân nhang.
- Khi lau dọn, đồ thờ cúng cần để trên bàn có lót vải sạch. Tuyệt đối không được đặt xuống đất hay những nơi kém vệ sinh.
- Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị oxy hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
- Lựa chọn nhang chất lượng cao để thắp hương trong nghi lễ này.
- Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả. Chất liệu bình hoa nên là thủy tinh hay gốm sứ.
- Lộc sái sau khi cúng chỉ tán cho người nhà, tránh chia cho người ngoài.
- Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, nước hoặc rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà ý nghĩa đem lại lộc và may mắn.
- Tránh để thú cưng, vật nuôi (chó, mèo…) quậy phá hay làm ô uế ban thờ.
Kết Luận
Với các thông tin như trên, hi vọng các bạn sẽ không chỉ hồi đáp được băn khoăn ban Thần Tài có cúng Ông Công, Ông Táo không một cách tường minh mà còn có thêm các tri thức phong thủy thực tiễn, hữu ích.
Để có thêm các thông tin hỗ trợ về thiết kế, tư vấn vật phẩm chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay điền form bên cạnh để được hỗ trợ miễn phí ngay nhé!