Hóa Giải Nhà Gần Đinh, Chùa, Miếu, Đền Chuẩn Phong Thủy
Từ lâu đã có những bất đồng về quan niệm xoay quanh việc có nên xây nhà, định cư hay ở gần đình, chùa, miếu…hay không? Với xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực có mật độ tập trung dân số cao (nhất là ở các khu vực đô thị) việc các công trình tâm linh (đình, chùa, miếu…) đan xen với khu dân cư cũng không phải hiếm gặp. Vậy với các địa điểm cư trạch trên, cách hóa giải nhà gần đình, chùa, miếu…cụ thể ra sao?
Các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ điểm qua bài viết dưới đây nhằm lý giải các khía cạnh liên quan trên một cách thấu đáo nhất.
Vì Sao Cần Thận Trọng Khi Nhà Ở Gần Đình, Chùa, Miếu…?
Vì Sao Cần Thận Trọng Khi Nhà Ở Gần Đình, Chùa, Miếu…?
Phong thủy học có một số câu ca quyết, như: “Tiền Thần, Hậu Phật xuất cô quả” (tạm hiểu: nhà ở phía trước có đền, đình hay phía sau có chùa, trong nhà sẽ có người không vợ, không chồng), hay: “Miếu tiền, miếu hậu trú cùng nhân” (nghĩa là trước hay sau nhà có kiến trúc tâm linh – như đình, miếu, chùa…việc làm ăn sẽ khó mà phát đạt; gia đạo dễ lục đục, bất an).
Nếu đặt ra các tồn nghi như trên, cơ sở nào để giải thích các mối tiềm ẩn khi nhà ở gần đình, chùa, miếu…có thể phát sinh? Một vài khía cạnh có thể được liệt ra như sau:
Đình, Chùa, Đền, Miếu… Được Tọa Tại Các Điểm Tụ Khí
Dọc theo chiều dài của Phong thủy và văn hóa tâm linh ta có thể thấy đình, chùa, đền, miếu hay Đạo quán là những cơ sở thờ tự của một tôn giáo, một tín ngưỡng hay một cộng đồng dân cư. Các cơ sở này trước khi xây dựng thường được cân nhắc về địa thế, cách cục, Long huyệt…rất kỹ lưỡng, các vị chức sắc cùng các vị Phong thủy sư sẽ đặc biệt khắt khe trong việc lựa chọn. Do đó, phần lớn các nơi đặt đình, chùa, miếu, Đạo quán…được xây tại những nơi “thiên sơn lộ thủy”, non nước hữu tình, nhằm hấp thu những tinh hoa về địa thế của Đất Trời, nên khí vô cùng “vượng”. Thậm chí, đó là những nơi có huyệt trường của cả một vùng đất – đắc địa cả về hướng cũng như cách cục phong thủy.
Cạnh đó, bởi đình, chùa, miếu…là nơi tụ khí, khiến nguồn vượng khí xung quanh cũng chịu tác động và bị hút vào các điểm này, khiến cách cục các vùng đất xung quanh các cơ sở thờ tự dễ bị thoái khí, các nhà xung quanh vì vậy khó mà phát đạt hay an định.
Sát Khí Ở Những Đầu Mái Đình, Chùa
Một điểm rất dễ nhận thấy, có thể xem như đặc trưng của kiến trúc đền chùa Việt Nam là các mái thường được “vuốt” cong phần đuôi (mô phỏng hình mũi thuyền) song lại rất giống đầu của lưỡi đao. Các đầu đao này theo lý luận Phong thủy học: khi chĩa vào nhà sẽ đưa lại sát khí rất nặng (tương tự như phạm thế “Liêm đao sát”.
Trong phong thủy truyền thống có câu: “Góc ao, đao đình”: nhấn mạnh địa thế của các căn nhà ở góc ao hay vướng thế đao đình chĩa vào sẽ vô cùng bất lợi…Một ngôi đình luôn có 4 đầu đao, riêng chùa thậm chí còn nhiều hơn. Khi ở gần các địa điểm này rất khó tránh các vấn đề ảnh hưởng từ đầu đao Đình, đầu đao Chùa chĩa vào nhà, gia vận, sức khỏe hay sự an định của chủ nhân khó được đảm bảo. Việc lựa chọn ở gần đình, chùa, đền, miếu, Đạo quán do đó sẽ không được nhiều người lựa chọn.
Hoạt Khí Nơi Gần Đình, Chùa, Miếu…Bất Định, Không Lợi Cho Cư Trú
Đình, chùa, Miếu là nơi thanh tu, nhịp độ của sự sinh hoạt, tu tập sẽ rất khác với đời sống thường nhật. Ta rất dễ nhận thấy các địa điểm tâm linh hay cơ sở tôn giáo thường rất đông vào những ngày cử hành Lễ (như ngày sóc – mồng Một, ngày vọng – ngày Rằm, dịp kỷ niệm…) còn thường ngày dễ thường vắng vẻ, quạnh hiu); trong khi nơi cư trú bao giờ cũng ưu tiên “quần tụ, sinh khí”.
Cũng bởi đình, chùa, miếu…là các địa điểm công cộng, việc đón khách thập phương, khách vãng lai, phật tử tới thăm viếng tất sẽ đi cùng các nghi thức, hương khói, âm thanh khi tế lễ (như tiếng chuông đổ hồi, tiếng gõ mõ, tụng kinh…) khiến việc sở hữu ngôi nhà ở gần chùa không phải là sự lựa chọn tối ưu.
Các Cơ Sở Thờ Tự Thường Mang Âm Khí Nặng Nề
Không phải ngẫu nhiên, các điểm thờ tự như đình, chùa, miếu…lại thường được đặt xa với nơi cư trú, biệt lập, thậm chí ở “đầu non, cuối bãi”.
Thực tế, khi hàng ngày ở gần các nơi thờ tự, con người ta sẽ dễ hướng nội hơn, suy tư nhiều hơn về tâm linh mà dần thấy đời sống thế tục chỉ là “cõi tạm”, những “lẽ thường” theo quan niệm trần tục (như kết hôn, mong muốn có con, hưng gia – vượng tộc…) cũng dần “nguội lạnh”; do đó, nhà ở gần đình, chùa, miếu không hề phù hợp với các gia đình làm ăn buôn bán hay liên quan các lĩnh vực kinh doanh.
Một điểm chung ta dễ nhận thấy, đó là: Con người những khi gặp phải bức xúc, điều ưu tư, phiền não hay các trắc trở riêng tư, thường tới những nơi mình cảm thấy linh thiêng như đình, chùa, miếu hay nhà thờ…nhằm khẩn cầu sự che chở, phù hộ từ các Chư vị Phật Thánh, tâm lý của cư dân xung quanh, nhất là với con trẻ – đối tượng rất nhạy cảm, khó tránh khỏi các tác động tiêu cực.
Ngoài ra, không thể phủ nhận đình, chùa, miếu…vốn là các nơi thờ tự, các chân linh được gửi gắm và cả các vong hồn không nơi nương tựa đều vất vưởng ở các điểm tâm linh này, Âm khí là khó tránh.
Các Điểm Chú Ý Khi Nhà Gần Đình, Chùa, Miếu…
Các Điểm Chú Ý Khi Nhà Gần Đình, Chùa, Miếu…
Với các gia đình cư trú gần các điểm thờ tự, tâm linh, để tránh các phát sinh không mong muốn cần lưu tâm các chú ý sau:
- Không lấn chiếm đất của nhà chùa, đền, miếu…: Việc lấn chiếm đất chỉ xét ở khía cạnh trần tục đã là một điều phạm pháp, chiếu về mặt tâm linh là dùng trộm đồ của Phật Thánh, là sự mạo phạm cần hết sức tránh;
- Không buông lời tục tĩu hay nói tục: Chùa, miếu, Đạo quán…đều là các chốn thanh tu, nơi ngự trị của Chư vị Phật Thánh. Việc mạo phạm hay buông lời xúc xiểm, lời nói tục đều là các đại kỵ;
- Tránh xả rác bừa bãi, gây xú uế môi sinh: Đình, chùa, miếu…đều là các địa điểm thanh tịnh, yêu cầu cao về sự sạch sẽ, do đó, cần giữ gìn vệ sinh chung, tránh gây xấu về mỹ quan và môi sinh.
Cách Hóa Giải Nhà Gần Đình, Chùa, Miếu…Hợp Phong Thủy
Cách Hóa Giải Gần Đình, Chùa, Miếu…Hợp Phong Thủy
Như đã đề cập ở trên, nếu được chủ động, ta hết sức cân nhắc khi dự định mua nhà, mua đất gần các điểm thờ tự. Vì một lẽ nào đó bất khả kháng (như Dương trạch, nhà ở được gia tiên truyền lại, đã ở song lại có quy hoạch và sau đó nơi thờ tự mới được kiến thiết…) cần tham khảo các cách hóa giải gần đình, chùa, miếu…như sau:
- Hết sức tránh các đầu đao của cơ sở thờ tự;
- Thường xuyên phát tâm hướng thiện tại các điểm thờ tự gần nhà để nhận được sự phù hộ, che chở từ các Chư vị Phật Thánh;
- Không xả rác, gây xú uế; tuyệt đối tránh xâm lấn đất đai hay buông lời xúc xiểm, tục tĩu;
- Chỗ cửa chính của ngôi nhà, có thể an vị gương Bát Quái giúp vượng khí. Khi Dương trạch không nằm đối diện với nơi thờ tự mà chỉ lệch sang một bên, gia chủ chỉ treo gương Bát Quái lồi trước cửa là đủ;
- Để tăng sinh khí cho ngôi nhà, trước nhà có thể trồng cây hoa Giấy cách cửa chính 5m, ở cả hai mái trước nhà có thể treo mỗi bên một Chuông Gió phong thủy.
- Khi nhà phạm vào thế “Cô Dương sát”, có thể dựng hàng rào tôn màu quanh nhà: Cần chú ý màu sắc của hàng rào theo Ngũ hành tương khắc với màu sắc của nơi thờ tự song tương sinh với mệnh của gia chủ.
Lời Kết
Với các chia sẻ ở trên, hi vọng các Quý bạn hữu đã lý giải tường tận các lưu ý cũng như cách hóa giải nhà gần đình, chùa, miếu…tối ưu nhất về phong thủy.
Để có thêm các tri thức phong thủy hữu ích cũng như nhận được các ưu đãi lớn nhất về các vật phẩm chiêu tài, hóa sát và hướng nguyện may mắn, các bạn vui lòng điền form bên cạnh, Phong Thủy Long Vũ sẽ kết nối và hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.