Phong thủy ứng dụng sát thực nhất có thể thông qua nhiều phương diện, một trong các biểu hiện rõ rệt nhất là cách sắp xếp, bài trí nội – ngoại thất nơi mái ấm mỗi chúng ta.
Cuốn sách “Trang trí nội – ngoại thất theo thẩm mỹ và Phong thủy phương Đông” tiêu biểu cho mạch tư tưởng và quan niệm này.
“Trang Trí Nội Ngoại Thất Theo Thẩm Mỹ Và Phong Thủy Phương Đông” – Đôi Lời Lạm Bàn
Mối tương quan giữa môi trường sống và con người đã được những con người Viễn Đông cổ đại (như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…) nhận thấy và đúc kết từ rất sớm trong lịch sử. Đây chính là tiền đề cho quan niệm Thiên – Địa – Nhân hợp nhất (Tam Tài) tồn tại hàng ngàn năm qua trong lịch sử.
Với xuất phát điểm đó, phần đầu của “Trang trí nội – ngoại thất theo thẩm mỹ và Phong thủy phương Đông” gửi đến độc giả các ý niệm, khái niệm căn bản nhất – đồng thời cũng là nền tảng chủ yếu nhất của Phong thủy học, như Âm – Dương, Khí, mối liên hệ mật thiết của Ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa và Thổ).
Để điều hòa và tăng cường khí, theo soạn giả của “Trang trí nội – ngoại thất theo thẩm mỹ và Phong thủy phương Đông”, sẽ có 9 phương cách vận dụng:
- Các vật phát quang hay phản quang (như gương soi, quả cầu thủy tinh, các ngọn đèn…)
- Âm thanh (chuông gió, chuông…)
- Các vật sống (lùm cây, các cây kiểng, bonsai, bể thủy sinh…)
- Các vật chuyển động (vòi nước, ống thông gió, động cơ…)
- Các vật nặng (như hòn đá, pho tượng…)
- Các vật tạo từ điện (máy điều hòa không khí, TV, máy nghe nhạc…)
- Sáo trúc
- Màu sắc
- Các nhân tố khác
Để dẫn nhập vào cách thức bài trí tối ưu nhất cho một cục đất, nhỏ hơn là phạm vi một ngôi nhà, cuốn sách có nhấn mạnh vào “Ác khí” – các nhân tố bất lợi, trái ngược với Sinh khí. Theo đó:
- Vết nứt do ảnh hưởng của địa tầng trái đất.
- Nhà và đường (với các góc nhọn, đỉnh chĩa, ống ngầm hay Metro – đường xe lửa ngầm…)
- Cách cục bất lợi của Dương trạch (nhà có cửa trước, cửa sau thông nhau; hành lang ở giữa, chia đôi căn nhà…)
- Đường, dây công cộng (đây điện cao áp; cột điện cao thế hay cây đại thụ cao án ngữ… đều được xem là các nhân tố gây ra “Ác khí” bất lợi cho sinh tồn của con người.
Để tối ưu nội ngoại thất của một ngôi nhà, cuốn sách “Trang trí nội – ngoại thất theo thẩm mỹ và Phong thủy phương Đông” đã đề cập chi tiết các biện pháp để cải thiện môi trường qua việc:
- Nâng cao Sinh khí, làm giảm thiểu đi hung khí.
- Quân bình Ngũ hành địa điểm đó.
Cụ thể hơn, việc tối ưu Sinh khí của một cục đất hay ngôi nhà sẽ qua các bước như dẫn khí, loại trừ hay quân bình các “Tử điểm” để từ đó chỉnh khí, đi đến quân bình năng lượng có lợi cho con người.
Để tự xem Phong thủy cho mái ấm nhà mình, cuốn sách đã đưa ra các hướng dẫn hết sức chi tiết, từ việc chuẩn bị, quan sát địa điểm (đại cục) rồi đi đến trung cục và tiểu cục.
Với các không gian quan trọng, như phòng khách, “Trang trí nội – ngoại thất theo thẩm mỹ và Phong thủy phương Đông” đã gợi ý cách thức tự chiêm nghiệm phong thủy như sau:
- Xét luồng sinh khí
- Ghi nhận quang cảnh ngoài cửa sổ
- Trong phòng vuông vắn hay lệch lạc?
- Vị trí bàn ghế ra sao?
“Ghế của chủ nhân không được quay lưng ra cửa hay cửa sổ, ngừa có người lẻn vào mà không biết…không mọt chiếc ghế nào dựa lưng cửa sổ hay cửa ra vào. Nếu không được vậy thì cần đặt gương chiếu sao cho cửa sổ hay cửa ra vào nhưu sát kề bên vậy”! (Trích “Trang trí nội – ngoại thất theo thẩm mỹ và Phong thủy phương Đông”).
Để có thêm các tri thức khác về phong thủy chính phái; các vật phẩm cải vận, chiêu tài hay hóa sát cùng thông tin về các ấn phẩm đặc sắc khác, các bạn vui lòng để lại bình luận hay liên hệ Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588.