Tiết Thanh Minh Cúng Gì Để Gia Tiên Độ Trì, Cả Năm Hưng Vượng?
Tiết thanh minh là tín ngưỡng truyền thống, diễn ra thường niên và chiếm một vị trí vững chắc trong đời sống tâm linh của dân tộc. Tuy nhiên, tiết Thanh minh là gì? Sang năm Tân Sửu 2021, tiết này rơi vào ngày bao nhiêu? Nghi thức cúng tiết Thanh Minh cụ thể ra sao?…vẫn là điều nhiều độc giả mong muốn được lý giải kỹ hơn.
Dưới đây, các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ điểm qua bài viết sau để làm rõ các điểm trên một cách thấu đáo nhất.
Khái Lược Về Tiết Thanh Minh
Khái Lược Về Tiết Thanh Minh
…“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”…
(Trích “Truyện Kiều” – Tác gia Nguyễn Du).
Không phải ngẫu nhiên, tiết Thanh minh lại đi xuất hiện trong cả điển tích thơ ca cũng như hiện hữu rõ nét trong đời sống văn hóa và tâm linh đến vậy!
Tiết Thanh Minh Là Gì?
Tết Thanh Minh (tiếng Trung 清明节 /qīngmíngjié/) hay còn gọi tiết Thanh Minh là tiết thứ 5 trong tổng số 24 tiết khí của năm theo Âm lịch phương Đông. Tiết này vốn xuất phát từ Trung Hoa cổ đại và hiện được phổ cập ở nhiều nước Đông – Nam Á (Đài Loan, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Singapore…).
Khi đối chiếu căn cứ vào lịch hiện đại (Dương lịch) cùng sự vận động của mặt trời, tiết Thanh Minh là ngày mở đầu của tiết thứ 5, thông thường sẽ rơi vào ngày mùng 4/ 4 hoặc ngày 5/ 4 theo Dương lịch.
Theo tín ngưỡng truyền thống ở nước ta, tiết Thanh Minh được xem là ngày giỗ tổ chung của các dòng họ trong cả nước. Các gia chủ và thân nhân duy trì tục dâng thỉnh lễ và tảo mộ vào dịp này (như mang theo cuốc, xẻng để rẫy cỏ dại hay cây hoang mọc trùm hay xung quanh mộ; vun đắp âm phần cho đầy đặn; tạo sự sạch sẽ, khang trang nơi an nghỉ của những người đã khuất…).
Các điều trên được quan niệm như “cầu nối về tâm linh”, thể hiện rõ nhất cho truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, lòng thành kính hướng tới Chư vị Thần linh, Gia tiên nhằm hướng nguyện cuộc sống được phù trợ ngày một hanh thông và phát đạt hơn.
Nguồn Gốc Của Tiết Thanh Minh
Tiết Thanh minh và ngày Tết Hàn thực đều liên quan đến một điển tích thời Xuân Thu chiến quốc của Trung Hoa cổ đại. Theo đó, Giới Tử Thôi – một trung hiền nghĩa sĩ đã dốc hết tâm sức để phò tá, bảo toàn mạng sống cho vua Tấn Văn Công khi ngài lưu lạc mà không ngại hy sinh cả bản thân mình.
Về sau, khi đã thống nhất giang san và lên ngôi, vua Tấn Văn Công lại quên việc báo đáp với Giới Tử Thôi. Bậc trung thần năm nào không một lời oán trách, bèn cùng Mẹ lui về núi Điền Sơn ở ẩn.
Khi vua Tấn Văn Công nhớ ra, ngài đã cho tìm bậc ân nhân năm nào để báo đáp. Giới Tử Thôi có ý khước từ, đã không xuất hiện. Nhà vua trong phút nóng vội đã đã ra lệnh đốt rừng nhằm thúc ép, khiến Giới Tử Thôi cùng thân mẫu đều chịu chung thảm cảnh.
Hối hận và quá thương cảm, nhà vua đã ra lệ mỗi năm lấy ngày 3/3 theo lịch Âm nhằm tưởng nhớ công lao sự hi sinh của bậc trung thần, hiền sĩ hiếm có. Vào ngày này, người dân tránh đốt lửa và thường cúng đồ ăn nguội.
Tiết Thanh Minh hay tết Hàn Thực du nhập vào nước ta từ thời nhà Lý song qua quá trình tiếp biến văn hóa đã có những dị biệt về ý nghĩa nhất định.
Ý Nghĩa Của Tiết Thanh Minh
Ý Nghĩa Của Tiết Thanh Minh
“Uống nước, nhớ nguồn” hay “Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây” vốn là đạo lý truyền thống cao đẹp của dân tộc. Biểu hiện của truyền thống này vô cùng phong phú qua đời sống thường ngày, tiết Thanh Minh cũng không là điều ngoại lệ.
Theo đó, tiết Thanh Minh là dịp để mỗi gia chủ cùng người thân hướng lòng thành về tổ tiên, cội nguồn. Xét về quy mô, tuy không phải một dịp Tết lớn, song lại đi liền với đạo đức và bổn phận cao đẹp – hướng Tâm thành và tưởng nhớ công lao tới Chư vị Gia tiên, Tổ phụ hay những người đã khuất.
Cạnh đó, đây cũng là dịp để các thế hệ trong mỗi gia đình được giáo dục về gia phong, những câu chuyện đẹp về Tiên tổ, từ đó nhận rõ được về truyền thống dòng tộc, về gia đình nơi mình đã sinh ra và trưởng thành.
Ngoài ra, các nghi thức vào tiết Thanh Minh còn là lời nhắn gửi sâu sắc để mỗi người tự trau dồi, hoàn thiện bản thân mình, nhất là trách nhiệm – bổn phận hiếu thuận với Ông Bà, Cha Mẹ cùng người thân khi họ còn dương thế. Làm được vậy, ý nghĩa của tiết Thanh Minh càng thêm trọn vẹn và đủ đầy.
Tiết Thanh Minh Năm Vào Ngày Nào?
Tiết Thanh Minh rơi vào ngày Dương lịch hay Âm lịch cụ thể ra sao là mối quan tâm không nhỏ của các gia chủ. Để có được thông tin rõ ràng và chính xác, các bạn cùng theo dõi nội dung như dưới đây:
Tiết Thanh Minh Năm Giáp Thìn Là Ngày Nào Theo Dương Lịch
Lấy tiết Xuân Phân làm khởi điểm (khi Kinh độ của Mặt Trời ứng với 0 độ), do đó, tiết Thanh Minh sẽ tương ứng với Kinh độ Mặt Trời ở điểm 15 độ. Căn cứ vào điểm này, tết Thanh Minh năm Giáp Thìn 2024 theo Dương lịch sẽ rơi bắt đầu từ Thứ Năm, ngày 4/4/2024 (thời điểm kết thúc tiết Xuân Phân) cho đến 20/4/2021 (khi bắt đầu tiết Cốc Vũ).
Tiết Thanh Minh Năm Giáp Thìn 2024 Là Ngày Nào Theo Âm Lịch
Khi tính theo lịch Âm, tiết Thanh Minh sẽ khởi từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 12/3/2024.
Tiết Thanh Minh Cúng Gì?
Tiết Thanh Minh Cúng Gì?
Với mỗi lễ tục sẽ có nghi thức và việc chuẩn bị đồ lễ khác nhau, tiết Thanh Minh cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, tiết Thanh Minh dâng thỉnh lễ vật gì hay cách thức sao cho tối ưu lại là băn khoăn của không ít các gia chủ. Dưới đây, Phong Thủy Long Vũ sẽ cùng các bạn làm rõ các khía cạnh liên quan xoay quanh điều này. Bởi lễ cúng tiết Thanh Minh thường được cử hành tại ban thờ gia tiên cũng như tại mộ phần. Do đó, việc sắm lễ cũng cần bám sát theo yêu cầu này.
Sắm Lễ Tiết Thanh Minh Cho Gia Tiên
Tùy thuộc điều kiện, cách thức thờ cúng mà các gia chủ có thể sắm lễ mặn hay mâm lễ với trái cây hay Ngũ quả. Điều căn bản nhất vẫn phụ thuộc nơi lòng thành hay chân Tâm mà các gia chủ hướng tới Chư vị Phật Thánh, Gia Tiên hay người thân đã mất.
Các lễ vật cúng gia tiên tiêu biểu cho dịp này có thể đề cập, như:
- Xôi
- Gà luộc (nguyên con) hay khẩu thịt;
- Canh măng miến
- Giò
- Đĩa xào
- Trầu cau
- Vàng hương
- Nước sạch;
- Hoa tươi (cúc vàng, cúc trắng…)
- Trà, rượu, thuốc lá…
Sắm Lễ Tiết Thanh Minh Dâng Nơi Mộ Phần
Để tránh sự cập rập có thể đưa tới sơ xuất, các gia chủ có thể dành khoảng thời gian từu 1 – 2 ngày trước khi cúng để sắm lễ dâng nơi mộ phần cúng dịp tiết Thanh Minh. Các lễ phẩm tiêu biểu, như:
- Bộ Tam sinh: lễ vật gồm 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – miếng thịt heo (sống trên cạn), Thủy – con tôm hoặc cua (sống dưới nước), Thiên – trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời).
- Trái cây;
- Hoa tươi (cúc trắng, cúc vàng, huệ…)
- Bánh kẹo;
- Giấy ngũ sắc; nhang đèn, hương thắp;
- Trầu cau, rượu, nước sạch…
Một điểm các gia chủ cần lưu ý: Khu vực mộ phần cần chuẩn bị thêm lễ khấn Thổ Thần. Các đồ lễ không thể thiếu, như: hương nhang, tiền vàng, bánh trái, trầu rượu, quần áo giấy…
Nghi Thức Cúng Dịp Tiết Thanh Minh
Nghi Thức Cúng Dịp Tiết Thanh Minh
Xét về nghi thức truyền thống, cúng tiết Thanh Minh được tiến hành đi liền với lễ Tảo mộ nên sẽ tiến hành tại mộ phần Tiên Tổ. Cạnh đó, ta có thể cúng tiết Thanh Minh tại gia hay kết hợp cúng cả hai địa điểm – tại nhà và nơi mộ phần.
Theo đó, khi tiến hành đầy đủ sẽ gồm 3 lễ cúng:
- Lễ cúng tiết Thanh Minh tại bàn thờ gia tiên tại nhà;
- Lễ cúng tiết Thanh Minh tại nghĩa trang (với 2 lễ là cúng tại khu vực thờ Thổ Thần và cúng tiết Thanh Minh tại mộ phần).
Cạnh đó, về mặt trình tự, các gia chủ có thể linh hoạt cúng tại gia trước khi cúng nơi mộ phần hay có thể tiến hành tảo mộ trước, sau đó mới về nhà làm lễ cúng. Điểm lưu ý quan trọng cần nhớ: khi cúng, nên để các bậc trưởn lão, con trưởng hoặc cháu đích tôn tiến hành. Ngoài ra, có thể là người thừa kế việc thờ tụng trong dòng họ thay thế.
Nghi Thức Cúng Tiết Thanh Minh Nơi Mộ Phần
Như đã đề cập ở trên, nơi mộ phần chúng ta sẽ cần chuẩn bị hai phần lễ: cúng tại khu vực thờ Thổ Thần và cúng tiết Thanh Minh tại mộ phần.
Sau khi đến địa điểm an vị phần mộ, các gia chủ lựa việc sắp bày lễ cho hợp lý; phần lễ bái sẽ do các bậc cao niên hay trưởng lão phụ trách.
Nghi thức dâng hương tiết Thanh Minh sẽ tuần tự qua các bước: dâng hương, vái 3 lạy hướng về Quan Thổ Địa, đọc văn khấn trình Chư vị Thần linh Thổ địa sau đó mới lên hương nơi phần mộ tư gia mình.
Các nghi thức dâng hương cho tiết Thanh Minh được hoàn tất ta mới xin phép và tiến hành dọn dọn dẹp xung quanh mộ phần. Với các mộ phần đã được xây dựng kiên cố, ta cần lưu ý dọn cỏ, tỉa các cây mọc quanh hay trùm lên trên. Đặc biệt cần rà soát kỹ, không để chuột, rắn đào hang, làm tổ. Với âm phần chưa xây hay chưa hoàn thiện, cần bồi đắp thêm đất để phần mộ không bị sụt lún hay mất dấu.
Khi tuần hương đã hết ⅔, các gia chủ có thể xin hóa vàng. Cần chú ý hóa vàng mã đúng nơi quy định, tránh hóa quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của Âm phần. Việc cúng tiết Thanh Minh nơi mộ phần đến đây được xem như hoàn tất.
Nghi Thức Cúng Tiết Thanh Minh Tại Gia
Để nghi thức cúng tiết Thanh Minh tại gia được chu tất, các gia chủ cần dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, làm sạch bụi nơi ban thờ gia tiên. Việc chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên cốt tại chân Tâm – lòng thành kính, tùy thuộc vào điều kiện mà ta có thể linh hoạt là lễ mặn hay lễ ngọt.
Sau khi đã chuẩn bị xong đồ lễ, dâng lên ban thờ, các gia chủ cần diện trang phục sạch sẽ, chỉnh tề, tạo không khí trang nghiêm nhằm tỏ lòng thành kính. Khi đã chuẩn bị được chu tất, ta có thể lên hương, làm lễ và đọc văn khấn Tết Thanh Minh tại nhà.
Khi một tuần hương hết thì gia chủ có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.
Văn Khấn Tiết Thanh Minh Chuẩn Nhất
Như đã đề cập ở trên, các gia chủ có thể cúng tiết Thanh Minh ở hai địa điểm tại gia hay khu vực đặt mộ phần gia đình mình. Theo đó, sẽ có hai bài Văn khấn tương ứng như sau:
Bài Văn Khấn Tiết Thanh Minh Nơi Tư Gia
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày: (đọc ngày theo âm lịch).
Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).
Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).
Nhân Tết thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.
Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”.
Bài Văn Khấn Tiết Thanh Minh Nơi Tư Mộ Phần
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hương linh: (tên người dưới phần mộ, nếu là các cụ tổ tiên đã xa đời thì có thể gọi là cụ Tam Đại, Tứ Đại …).
Hôm nay là ngày: nhân Tết Thanh minh.
Tín chủ chúng con là:
Ngụ tại địa chỉ:
Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục, nền đức cao dày, gây dựng cơ nghiệp của … ( người dưới phần mộ).
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh (cụ, ông, cha…….) lai lâm hiến hưởng.
Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ cho được dầy bền, tu sửa minh đường cho thêm vững chắc.
Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều giữ xua đi.
Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Trong Tết Thanh minh, ngoài việc tảo mộ và cúng lễ ngoài các ngôi mộ, các gia đình cũng thường có cúng gia tiên tại nhà.
Bài khấn gia tiên thì có thể tham khảo mẫu văn khấn gia tiên của sách Phong tục thờ cúng của người Việt, NXB Văn hóa thông tin như sau:
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Nay con giữ việc phụng thờ tên là… ,…. tuổi, sinh tại xã… , huyện…. , tỉnh…. cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: Trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp…
Kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ”.
Các Chú Ý Khi Cúng Dịp Tiết Thanh Minh
Các Chú Ý Khi Cúng Dịp Tiết Thanh Minh
Để lễ cúng tiết Thanh Minh được chu tất, các gia chủ cần chú ý tránh một số điểm như dưới đây:
Các Chú Ý Khi Lựa Hoa Cúng
- Các gia chủ nên chọn những bông hoa đơn giản mộc mạc, không quá sặc sỡ, màu vàng hoặc màu trắng là màu chủ đạo.
- Với hoa dùng để dâng, bạn có thể chọn những bông hoa cúc trắng hoặc vàng, hoa huệ.
- Hoa dâng cho những người đã khuất mà cùng thế hệ, ta nên dùng hoa cúc trắng trắng, vàng, hoa hồng, hoa ly, hoa loa kèn,..
- Hoa dâng cho những người đã khuất là bạn bè hoặc người ít tuổi có thể chọn loại hoa mà người đó khi tại thế ưa chuộng.
Các Lưu Ý Khi Tảo Mộ
- Khi đi tảo mộ, dù vật phẩm mang theo nặng đến thế nào cũng tránh thuê người xách, nên để con cháu trong nhà xách.
- Khi làm lễ nên là người con trưởng, cháu đích tôn, hoặc là người kế thừa việc thờ tục trong dòng họ.
- Trước khi ra mộ, bạn cần phải bày cỗ, thắp hương xin phép gia tiên trước khi đi tảo mộ.
- Thắp hương ở nơi thờ thổ công, thổ địa ở nơi chôn cất trước khi thắp hương ở mộ.
- Sau khi làm lễ xong mới tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ.
- Dọn dẹp chỉ nên dọn dẹp cỏ, trồng hoa, lau chùi,.. Còn với những ngôi mộ chưa xây thì thêm việc đắp đất. Nhổ cỏ chỉ nên làm ở bề mặt trên, không nên giựt quá mạnh, đào bới gây sạt lở mộ.
- Đốt vàng mã nên đốt đúng nơi quy định, không đốt quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ.
- Lễ hay nghi thức tâm linh luôn cốt ở thành tâm. Do đó, lễ Tạ mộ tránh làm linh đình, tốn kém không cần thiết. Đặc biệt cần tránh sự hình thức, đốt quá nhiều vàng mã.
- Hết sức tránh các hành xử bất kính (văng tục, lớn tiếng cãi cọ, xô xát…).
- Không được cười đùa, chụp ảnh trước những ngôi mộ.
- Không nên đi cúng ở những nơi heo hút. Theo quan niệm phong thủy thì những nơi như vậy thường dễ nhiễm âm khí. Nên đi ở những con đường mọi người thường đi. Và nên đi đông người.
- Không được phá hoại cảnh quan xung quanh.
- Khi đi tảo mộ, không được dẫm đạp nên phần mộ của người khác. Không được phá hoại đồ thờ cúng ở đó.
- Con gái trong thời kỳ hành kinh không nên đi tảo mộ. Những người có thai hoặc đau ốm cũng không nên đi.
- Sau khi làm lễ về nhà nên hơ lửa, tắm nước ấm có gừng để tiêu trừ hơi lạnh, ám khí bất lợi.
Lời Kết
Hi vọng, với các thông tin chia sẻ trên, các bạn không chỉ có thêm các tri thức phong thủy hữu ích mà còn có được sự chuẩn bị chu tất nhất cho nghi thức cúng vào dịp tiết Thanh Minh này.
Để có thêm các chia sẻ đặc sắc cùng các ưu đãi cá nhân khác, vui lòng điền form bên cạnh, Phong Thủy Long Vũ sẽ kết nối và hỗ trợ tới Quý bạn hữu trong thời gian sớm nhất.