20 Kiêng Kỵ Ngày Cưới Cần Lưu Ý
Hôn nhân là bước ngoặt lớn trong đời mỗi con người. Đây là kết quả của cả quá trình tìm hiểu và tình yêu viên mãn cũng như vún vén của cả cặp đôi cùng thân nhân hai họ.
Bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để ngày vui được trọn vẹn thì các kiêng kỵ ngày cưới cũng cần được lưu tâm.
Vậy nội dung các kiêng kỵ ngày cưới cụ thể là gì? Các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ điểm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
- Tránh Thành Hôn Vào Năm Kim Lâu Hay Ngày Tháng Xấu
- Tránh Kết Hôn Khi Không Hợp Tuổi
- Tránh Sơ Sài Khi Chuẩn Bị Ban Thờ Gia Tiên
- Tránh Thành Hôn Khi Nhà Đang Có Tang
- Kiêng Kỵ Ngày Cưới Khi Xảy Ra Sự Đổ Vỡ Đồ Vật
- Tránh Đeo Nhẫn Cưới Trước Khi Thành Hôn
- Tránh Mời Cưới Trước Khi Ăn Hỏi
- Tránh Việc Cô Dâu Xuất Hiện Trước Khi Chú Rể Vào Đón
- Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Mẹ Đẻ Không Nên Đưa Con Gái Về Nhà Chồng
- Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Mẹ Chồng Tránh Đón Con Dâu
- Kiêng Kỵ Ngày Cưới Khi Mẹ Chồng Đứng Trước Cửa Đón Dâu
- Mẹ Chồng Tránh Chạm Mặt Con Dâu Khi Đoàn Rước Dâu Về Tới Nhà
- Tránh Cô Dâu Mang Bầu Đi Vào Trong Nhà Từ Cửa Chính
- Những Người Tránh Dự Đám Cưới
- Tránh Quên Rải Kim, Tiền Lẻ, Cau Trầu, Gạo Muối Dọc Đường
- Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Người “Nặng Vía” Tránh Vào Phòng Tân Hôn
- Cô Dâu Không Khóc, Ngoái Lại Nhà Mẹ Đẻ Khi Rước Dâu
- Kiêng Kỵ Ngày Cưới Với Phòng, Giường Tân Hôn
- Kết Luận
Tránh Thành Hôn Vào Năm Kim Lâu Hay Ngày Tháng Xấu
Tránh Thành Hôn Vào Năm Kim Lâu Hay Ngày Tháng Xấu
Với các việc đại sự (như xây nhà, giao dịch, khai trương…) trong đó có cưới hỏi đều được chuẩn bị kỹ càng về thời gian. Lý tưởng nhất là chọn được ngày Hoàng đạo (ngày đẹp) và hết sức tránh ngày Hắc đạo (xấu).
Theo quan niệm dân gian, nếu người nữ phạm tuổi Kim Lâu (năm mà cô dâu có tuổi với đuôi 1, 3, 6, và 8 theo lịch Âm) cũng hết sức tránh thành hôn, loại trừ các phát sinh không mong muốn về sau.
Tránh Kết Hôn Khi Không Hợp Tuổi
Tránh Kết Hôn Khi Không Hợp Tuổi
Tục ngữ có câu: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Theo đó, có hợp mệnh, hợp tuổi hay không luôn được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Các tuổi thuộc “Tứ hành xung”, như:
- Dần – Thân – Tỵ – Hợi
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu – theo quan niệm cần hết sức thận trọng khi tìm hiểu và dự định thành hôn.
Ngoài các yếu tố về tuổi, sự tương hỗ theo thuyết Âm Dương ngũ hành cũng được nhiều người xem là một căn cứ khi tác hợp hôn nhân.
Tránh Sơ Sài Khi Chuẩn Bị Ban Thờ Gia Tiên
Tránh Sơ Sài Khi Chuẩn Bị Ban Thờ Gia Tiên
Trước giờ rước dâu, hai bên gia đình (nhà trai và nhà gái) đều cần chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên với các lễ vật tiêu biểu như: gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã…trình nơi bàn thờ.
Vào lúc đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng lên hương nhằm trình báo Tiên Tổ. Hôn lễ chính sẽ cử hành tại bàn thờ tổ tiên; do đó, bài trí ban thờ Tổ Tiên trang trọng cũng thể hiện cho sự chu đáo của mỗi gia đình.
Tránh Thành Hôn Khi Nhà Đang Có Tang
Tránh Thành Hôn Khi Nhà Đang Có Tang
Trong thời gian chịu tang, thân nhân (nhất là con cái) thường phải để tang trong thời gian 3 năm.
Tuy ngày nay thời gian không quá khít khao như tập tục cũ, song hầu hết các gia đình vẫn duy trì việc tránh kết hôn trong thời gian để tang để biểu thị lòng thành kính với người đã khuất.
Cạnh đó, việc tổ chức đám cưới trong thời gian được coi là không may mắn; thậm chí, thiếu đi sự tôn trọng, thành kính, tiếc nuối đối với sự ra đi của người thân.
Tối thiểu, sau thời điểm giỗ đầu (trên một năm tính từ khi người thân mất đi), các gia đình mới bàn việc cử hành hôn lễ cho con cái.
Kiêng Kỵ Ngày Cưới Khi Xảy Ra Sự Đổ Vỡ Đồ Vật
Kiêng Kỵ Ngày Cưới Khi Xảy Ra Sự Đổ Vỡ Đồ Vật
Thành hôn là ngày vui, đông đảo người tham dự nên xác suất đổ vỡ là điều khó tránh. Song cần hết sức chú ý tránh làm vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa….
Theo quan niệm dân gian, các vật dụng vỡ là điều đại kỵ, nhất là vào các dịp như ngày Lễ Tết, ngày mùng Một (Âm lịch) hay ngày Rằm…chủ về điều không hay, xui xẻo.
Tránh Đeo Nhẫn Cưới Trước Khi Thành Hôn
Tránh Đeo Nhẫn Cưới Trước Khi Thành Hôn
Quan niệm truyền thống cho rằng nhẫn cưới nên chọn lựa nhẫn trơn; hai người nam nữ nên tránh đeo trước khi thành hôn để hạnh phúc được viên mãn.
Tránh Mời Cưới Trước Khi Ăn Hỏi
Tránh Mời Cưới Trước Khi Ăn Hỏi
Theo lễ tục truyền thống, việc thành hôn chỉ được cử hành sau khi lễ ăn hỏi được tổ chức. Lễ ăn hỏi xong xuôi, bên nhà gái mới chính thức mời người thân hay bạn bè tới dự ngày vui của mình.
Tuy nhiên, với nhà trai lại không cần câu nệ nét phong tục trên.
Tránh Việc Cô Dâu Xuất Hiện Trước Khi Chú Rể Vào Đón
Tránh Việc Cô Dâu Xuất Hiện Trước Khi Chú Rể Vào Đón
Theo lễ tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và tuyệt đối không được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón; do đó cần kiêng kỵ ngày cưới việc cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón.
Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Mẹ Đẻ Không Nên Đưa Con Gái Về Nhà Chồng
Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Mẹ Đẻ Không Nên Đưa Con Gái Về Nhà Chồng
Theo phong tục, bố đẻ sẽ là người đưa cô dâu sang nhà trai. Điều này xuất phát từ việc khi mẹ đẻ đi cùng đoàn đưa dâu dễ khiến cô dâu bịn rịn, lưu luyến.
Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Mẹ Chồng Tránh Đón Con Dâu
Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Mẹ Chồng Tránh Đón Con Dâu
Mẹ chú rể chỉ góp mặt trong lễ xin dâu chứ không xuất hiện trong lễ đón dâu. Do đó, khi đoàn nhà trai đi đón dâu, mẹ chồng phải tránh mặt không được đi cùng. Người ta cho rằng để sau này mối quan hệ mẹ chồng con dâu không bị mâu thuẫn thì tốt nhất mẹ chồng không nên đi đón nàng dâu.
Kiêng Kỵ Ngày Cưới Khi Mẹ Chồng Đứng Trước Cửa Đón Dâu
Kiêng Kỵ Ngày Cưới Khi Mẹ Chồng Đứng Trước Cửa Đón Dâu
Quan niệm dân gian lý giải có điều này nhằm tránh trường hợp cô dâu đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ, cũng như để ngừa việc xung khắc giữa mẹ chồng và nàng dâu về sau. Đến khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện.
Mẹ Chồng Tránh Chạm Mặt Con Dâu Khi Đoàn Rước Dâu Về Tới Nhà
Mẹ Chồng Tránh Chạm Mặt Con Dâu Khi Đoàn Rước Dâu Về Tới Nhà
Theo lễ tục, khi đoàn rước dâu về tới nhà, mẹ chồng cần cầm bình vôi hoặc chùm chìa khóa lánh đi khi con dâu bước vào cửa.
Hai vật cầm theo trên tượng trưng cho “tay hòm chìa khóa” trong gia đình; ngụ ý: mẹ chồng tuy đón con dâu song quyền làm chủ trong nhà vẫn ở mình là chính.
Tránh Cô Dâu Mang Bầu Đi Vào Trong Nhà Từ Cửa Chính
Tránh Cô Dâu Mang Bầu Đi Vào Trong Nhà Từ Cửa Chính
Quan niệm dân gian hết sức tránh việc “tiền dâm hậu thú” (mang bầu trước khi thành hôn). Do đó, việc cô dâu khi về nhà chồng lại lỡ mang bầu sẽ dễ bị xem là thiếu “danh chính ngôn thuận”, cần tránh đi vào theo lối cửa chính.
Ngoại lệ, khi nhà chú rể không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, ngụ ý xua đi điều xui rủi…
Ở một số địa phương lại lý giải: Cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ khiến việc làm ăn sau này của nhà trai khó suôn sẻ.
Những Người Tránh Dự Đám Cưới
Những Người Tránh Dự Đám Cưới
Quan niệm dân gian còn quan niệm, một số người liệt dưới đây nên tránh dự đám cưới, dễ đưa lại sự xui rủi:
- Người đang có tang.
- Phụ nữ đang mang bầu.
- Những người hôn nhân không viên mãn (ly hôn, không có con, gia đình bất hòa…).
Tránh Quên Rải Kim, Tiền Lẻ, Cau Trầu, Gạo Muối Dọc Đường
Tránh Quên Rải Kim, Tiền Lẻ, Cau Trầu, Gạo Muối Dọc Đường
Để giải trừ điều xui rủi và mong muốn cuộc hôn nhân viên mãn, khi đón dâu đi qua các cây cầu, ngã 3, ngã tư, ngã 5, ngã 7…cô dâu phải vứt gạo muối, kim, tiền lẻ, cau trầu xuống.
Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Người “Nặng Vía” Tránh Vào Phòng Tân Hôn
Kiêng Kỵ Ngày Cưới – Người Nặng Vía Tránh Vào Phòng Tân Hôn
Theo quan niệm, người có gia đình thiếu hòa thuận, phụ nữ có bầu, người đang để tang hay từng trải qua hôn nhân đổ vỡ…không nên vào phòng tân hôn hay tùy tiện ngồi trên giường của cặp đôi ngày cưới.
Tối ưu hơn cả, để lựa người trải chiếu hoa cho giường của cặp đôi tân hôn nên là phụ nữ có hôn nhân viên mãn, sinh con đủ gái, đủ trai…với mong muốn cuộc hôn nhân được vẹn cả tình yêu và con cái.
Cô Dâu Không Khóc, Ngoái Lại Nhà Mẹ Đẻ Khi Rước Dâu
Cô Dâu Không Khóc, Ngoái Lại Nhà Mẹ Đẻ Khi Rước Dâu
Thời điểm chú rể đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu cần hướng thẳng mặt; hết sức tránh việc quay đầu lại nhà cha mẹ hay quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ.
Theo quan niệm: dâu con đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình sẽ không thể toàn tâm, toàn ý để “gánh vác giang san nhà chồng” được chu toàn.
Kiêng Kỵ Ngày Cưới Với Phòng, Giường Tân Hôn
Kiêng Kỵ Ngày Cưới Với Phòng, Giường Tân Hôn
Phòng tân hôn là nơi gắn kết, thăng hoa và khởi đầu hạnh phúc lứa đôi của cặp tân lang và tân nương. Do đó, cần hết sức lưu ý với các điểm liên quan đến bài trí, sắp đặt như sau:
- Tránh đặt các vật thiếu cát lành nơi phòng tân hôn: các di vật, ảnh người yêu cũ; các loại hung khí hay đồ vật sắc nhọn, hình ảnh của người khác; đồ vật hỏng, thực vật có gai (như xương rồng…). Phong thủy học quan niệm, các vật đó dễ khơi gợi các ký ức cũ hay chứa hung khí, bất lợi cho đôi uyên ương trong ngày mới cưới.
- Kiêng kỵ ngày cưới khi dùng giường cũ làm giường tân hôn: Dân gian quan niệm, khi dùng giường cũ, điều không may mắn của chủ cũ có thể sẽ “vận” vào vợ chồng mới cưới, từ đó mà những phát sinh bất lợi dễ nảy sinh.
- Đại kỵ đặt gương chiếu giường ngủ: Gương đối diện hay chiếu vào giường ngủ là bố cục phong thủy cực xấu. Theo quan niệm phong thủy, gương vốn dùng để phản xạ sát khí hay giảm thiểu hung sát; do đó, bất kỳ bên nào nơi phòng ngủ có gương chiếu vào đều bất lợi.
Ngoài ra, đặt gương chiếu giường ngủ còn khiến các sinh hoạt riêng tư nhất của vợ chồng như bị theo dõi, gây cảm giác bất an. Đây là kiêng kỵ các bạn cần đặc biệt chú ý tránh.
Xem thêm : 12 Kiêng Kỵ Bếp Không Thể Xem Nhẹ
10 Kiêng Kỵ Phòng Ngủ Mới Nhất 2021
Kiêng Kỵ Phòng Tân Hôn Mới Nhất 2021
Kết Luận
Hôn nhân giúp thăng hoa tình yêu, Phong Thủy Long Vũ hi vọng với các chia sẻ kiêng kỵ ngày cưới như trên, các độc giả, nhất là các cặp đôi tân hôn không chỉ thêm lĩnh hội các tri thức hữu ích mà còn có được lễ Thành hôn viên mãn, như ý.
Để có thêm các thông tin hỗ trợ về thiết kế, tư vấn vật phẩm khai vận đào hoa, giúp chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay điền form bên cạnh để được hỗ trợ miễn phí ngay nhé!