Thỉnh Thần Tài Thổ Địa Có Cần Xem Ngày Không
Bên cạnh ban thờ Thần Phật, Gia tiên, ban thờ Ông Địa – Thần Tài ngày càng chiếm một vị trí trọng yếu, nhất là với người làm kinh doanh hay buôn bán. Một trong các mối quan tâm hàng đầu với nhiều gia chủ đó là xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài.
Vậy vì sao cần lưu tâm tới việc chọn ngày cho nghi thức này? Các khía cạnh liên quan nghi thức này là gì? Các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ điểm qua các nội dung dưới đây để lý giải rõ hơn.
Ông Địa Là Ai?
Ông Địa Là Ai?
Ông Địa hay Thổ Công (tiếng Trung 土公, phiên âm Latin tǔ gōng), Thổ Địa (tiếng Trung 土地, phiên âm Latin tǔdi), Thổ Thần (tiếng Trung 土神, phiên âm Latin tǔ shén) là vị Thần xuất hiện phổ biến trong tín ngưỡng ở các nước Đông – Nam Á (nhất là ở Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Singapore, Malaysia…); chủ về cai quản một mảnh đất hay một khu vực nhất định nào đó.
Dân gian vẫn có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, tín ngưỡng thờ Thổ Công vốn có một lịch sử dài lâu, xuất phát từ vai trò không thể thay thế của đất đai – thổ nhưỡng với sự tồn vong của con người. Đất đai có tươi tốt, việc cấy hái, nuôi cây con (làm nông nghiệp) mới thuận lợi; nền đất có an ổn, con người mới có thể định cư và phát triển…
Từng xuất hiện nhiều hình tượng Ông Địa qua tranh, tạo hình…Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hình tượng Ông Địa hiện lên với vẻ mặt phúc hậu, hiền lành, miệng cười thoải mái cùng dáng dấp bệ vệ.
Thần Tài Là Ai?
Thần Tài Là Ai?
Thần Tài (tiếng Trung 财神, phiên âm Latin cáishén) là vị Thần được thờ phụng rất phổ biến theo quan niệm dân gian Việt Nam cũng như nhiều nước Á Đông (như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan…). Đây là vị Thần chủ về ban phát tài lộc, may mắn và sự hanh thông trong kinh doanh hay làm ăn.
Ngoài các tên gọi phổ biến như Thần Tài, Tài Thần, trong dân gian còn lưu truyền các cách gọi khác như Tài Bạch Tinh Quân (tiếng Trung 財帛星君, phiên âm Latin Cáibó Xīngjūn) hay Triệu Công Nguyên Soái (tiếng Trung 赵公元帅, phiên âm Latin Zhàogōng Yuánshuài).
Vì Sao Cần Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
Vì Sao Cần Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
Việc lên hương, cúng ban Thần Tài – Ông Địa là việc các gia chủ, nhất là người làm kinh doanh hay buôn bán thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, trong chu kỳ một năm hay một tháng, chỉ có một số ngày cát lợi nhất định phù hợp nhất cho nghi thức thỉnh Ông Địa – Thần Tài. Theo quan niệm, nếu lựa đúng các thời điểm này, gia chủ hay người làm kinh doanh, buôn bán sẽ được phù hộ nhiều mặt, dễ đạt được nhiều hanh thông – thuận lợi về tài lộc hay làm ăn.
Ý Nghĩa Việc Lập, Thờ Ông Địa – Thần Tài
Ý Nghĩa Việc Lập, Thờ Ông Địa – Thần Tài
Việc lập ban thờ, cúng ban thờ Thần Tài không chỉ thể hiện lòng thành kính của gia chủ, mà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc:
- Với vị trí và sự kiểm soát của mình, Thần Tài – Thổ Địa có vị trí như vị Thần Đất; giúp cai quản đất đai, phù hộ gia chủ về việc làm ăn buôn bán, trông coi gia súc, gia tăng tài lộc.
- Với các gia chủ và các hộ kinh doanh, điểm buôn bán: Việc thờ cúng Thần Tài hàm ý chiêu tài, mời gọi may mắn; mong cầu việc làm ăn, kinh doanh luôn được hanh thông và thuận lợi.
Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
Để xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài được tối ưu nhất, các gia chủ nên lựa các ngày như sau:
Căn Cứ Vào Ngày Tiểu Cát
Ngày Tiểu cát tường rơi vào tháng 5 và tháng 11 Âm lịch hàng năm, gia chủ khi thỉnh Ông Địa – Thần Tài vào ngày này dễ nhận được sự thuận lợi, may mắn và bình an.
Căn Cứ Vào Ngày Tốc Hỷ
Ngày Tốc hỷ thường rơi vào tháng 3 và tháng 9 Âm lịch mỗi năm, gia chủ khi thỉnh Ông Địa – Thần Tài vào ngày này dễ nhận được sự thịnh vượng, tài lộc dồi dào.
Căn Cứ Vào Ngày Đại An
Gia chủ khi thỉnh Thần tài – Ông địa vào ngày Đại an sẽ mang ý nghĩa gia đạo bình an, yên ấm, bền vững trường tồn. Theo cách tính toán, thời điểm Đại an sẽ ứng vào tháng Giêng theo lịch Âm.
Thỉnh Ông Địa – Thần Tài Vào Ngày Vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài là thời điểm đặc biệt linh thiêng và ý nghĩa khi gia chủ còn đang băn khoăn khi xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài.
Theo tín ngưỡng dân gian, Ngày 10 Âm lịch mỗi tháng được xem là ngày Tài Thần, song ngày 10 tháng Giêng – tháng mở đầu của một năm, vẫn được xem là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất.
Ngày vía Thần Tài năm Tân Sửu 2021 sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 21 tháng 02 năm 2021 (Dương lịch). Các gia chủ, nhất là người kinh doanh – buôn bán nên chuẩn bị chu tất để Tài Thần gõ cửa nhé!
Các Khung Giờ Đẹp Thỉnh, Cúng Ông Địa – Thần Tài
Các khung giờ Hoàng Đạo, tối ưu nhất để các gia chủ thỉnh, cúng Ông Địa – Thần Tài sẽ rơi vào các khung giờ Tiểu Cát, Tốc Hỷ và Đại An. Theo đó:
- Giờ Tiểu Cát (thời gian từ 1-3h và từ 13-15h): Khung giờ rất tốt lành, mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp, nhiều sự may mắn.
- Giờ Đại An (thời gian từ 5-7h và từ 17-19h: Khung giờ tốt lành, thuận cho cầu tài hay xuất hành.
- Giờ Tốc Hỷ (thời gian từ 9-11h và từ 21-23h): Khung giờ tốt với nhiều điềm lành, niềm vui; thuận cho việc làm ăn, gặp gỡ đối tác…
Các Bước Thỉnh Đặt Ông Địa – Thần Tài Hợp Phong Thủy
Các Bước Thỉnh Đặt Ông Địa – Thần Tài Hợp Phong Thủy
Để tối ưu việc thờ cúng ban Ông Địa – Thần Tài cũng như thuận đường tâm linh, Phong thủy, các gia chủ cần chú ý các bước như sau:
Cẩn Trọng Lựa Tượng Ông Địa – Thần Tài
Phong thủy học quan niệm, mọi đồ vật (nói chung), đặc biệt là tượng thờ (nói riêng) chỉ có thể phát huy tối đa công năng khi ngoại quan nguyên vẹn, sạch sẽ. Do đó, các gia chủ trước khi thỉnh đặt Ông Địa – Thần Tài cần cẩn trọng, nhất thiết tránh lựa phải tượng có dấu hiệu bị nứt, vỡ hay thiếu nguyên vẹn (cá biệt cả trường hợp tượng đã từng được sử dụng qua).
Cạnh đó, cần lựa được tượng Ông Địa – Thần Tài có sắc diện tươi vui, tràn đầy phúc khí với nước da hồng hào.
Ngoài ra, sau khi mua tượng Ông Địa – Thần Tài tại địa chỉ uy tín cần bọc với nhiễu hay giấy đỏ, đặt cẩn thận trong hộp sạch sẽ, không để lộ thiên.
Chú Nguyện Nhập Thần cho tượng Ông Địa – Thần Tài
Để chu tất về phần tâm linh, sau khi mua tượng Ông Địa – Thần Tài, các gia chủ không nên thỉnh tượng về nhà ngay mà cần thiên di tượng vào chùa, nhờ các Sư Thầy tiến hành nghi thức “chú nguyện nhập Thần” cho tượng. Sau đó, nhờ Sư Thầy tư vấn lựa ngày cát lành nhất để có thể thỉnh tượng về (như nội dung “Xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài” đã trình bày ở trên).
Lựa Cung Vị, Hướng Đặt Ban Ông Địa – Thần Tài Hợp Phong Thủy
Việc lựa đặt ban thờ thuận tâm linh, tối ưu về phong thủy là khía cạnh vô cùng quan trọng để việc thờ cúng Ông Địa – Thần Tài được chu tất. Khía cạnh này đã được Phong Thủy Long Vũ đề cập chi tiết, các bạn vui lòng nhấn theo liên kết sau để nắm được nội dung cụ thể.
Các nguyên tắc khái lược nhất khi lựa cung vị, hướng đặt ban Ông Địa – Thần Tài hợp phong thủy sẽ nhấn vào các điểm như:
- Ban Thần Tài cần dựa chắc chắn vào tường. Sẽ rất kỵ khi điểm tựa của ban thờ lại là cửa sổ, còn vết đóng đinh hay lỗ khoan; theo quan niệm, điều đó sẽ đưa tới sự thất thoát tài khí, thoái tài – một đại kỵ với gia chủ làm kinh doanh, buôn bán.
- Bố trí ban Ông Địa – Thần Tài ở các nơi thuận cho việc các Vị bao quát được người ra vào, chiêu tài vận, đồng thời ngăn được những nhân tố tiêu cực (ma, quỷ) có thể gây bất lợi cho gia chủ.
- Tránh đặt ban thờ Ông Địa ở các cung vị, hướng bất lợi (treo trên cao, quay lưng ra cửa, đối diện gương, trực xung toilet hay nhà vệ sinh…).
Tịnh Sái Ban Thờ – Thanh Tẩy Tượng Ông Địa, Thần Tài
Đây là nghi thức xem như “tẩy uế” để việc thờ cúng ban Ông Địa – Thần Tài được chu toàn, tối hảo và thu hút nhiều sinh khí nhất cho chủ nhân.
Thông thường, các gia chủ cần chuẩn bị nước Ngũ vị hay nước thơm (nước vỏ bưởi) để thực hiện việc tịnh sái ban thờ và thanh tẩy tượng Ông Địa – Thần Tài được chu đáo nhất.
Lên Hương, Thờ Cúng Ban Ông Địa – Thần Tài
Việc lên hương, cúng ban Ông Địa – Thần Tài cần được các gia chủ tiến hành hàng ngày với sự cẩn trọng, trang nghiêm, thành kính. Đặc biệt cần chú ý đến cách vận trang phục hay ngôn từ, không dùng từ ngữ mạo phạm, dung tục…trước, trong và sau khi lên hương.
Không phải ngẫu nhiên mà Phong thủy học có quan niệm: “Tâm bất thiện, Phong thủy vô ích”!
Các Lưu Ý Khi Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
Các Lưu Ý Khi Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
- Đặc biệt tránh việc thỉnh đặt Ông Địa – Thần Tài vào các ngày Nguyệt kỵ, Nguyệt tận hay thời điểm Tháng Cô hồn (tháng 7 Âm lịch).
- Nhất thiết cần thanh tẩy tượng Ông Địa – Thần Tài trước khi an vị, thờ cúng.
- Không đặt ban Ông Địa – Thần Tài vào các hướng xấu, đại kỵ: đối diện toilet, nhà vệ sinh; đối diện gương; thiếu điểm tựa hay dựa vào cửa sổ; treo trên cao hay ngay dưới bóng đèn chiếu sáng; đặt nơi ẩm thấp, tối tăm…hay rơi vào các cung Ngũ quỷ, Lục sát, Họa hại…
- Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả.
- Khăn tịnh sái ban thờ là khăn chuyên dụng cho việc làm sạch ban thờ. Tuyệt đối không dùng lẫn hay sử dụng các mục đích khác.
- Khuyến nghị dùng nến (đèn cầy) hay đèn dầu. Tránh dùng đèn điện nhấp nháy. Theo quan niệm, đèn điện hay đèn nhấp nháy khiến Dương khí quá thịnh, không thực tối ưu cho ban thờ Tài thần (thuộc Âm).
- Kiêng tán lộc cho người ngoài: Tán lộc sau khi hạ lễ từ ban Thần Tài được quan niệm là hành vi tán tài, không lợi cho gia chủ, cần hết sức tránh.
- Tránh để vật nuôi hay thú cưng (như chó, mèo…) quậy phá ban thờ.
- Lưu ý việc đặt ban Ông Địa – Thần Tài theo tuổi, hợp mệnh để tránh những phát sinh ngoài ý muốn.
Kết Luận
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Long Vũ, các bạn không chỉ thêm lý giải việc xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài được chi tiết, mà còn thêm lý giải các tri thức hữu ích khác liên quan.
Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588