Xếp Ban Thần Tài Chuẩn Phong Thủy Mới Nhất 2021
Xếp ban Thần Tài sao cho tối ưu về phong thủy lại vừa đảm bảo thẩm mỹ là băn khoăn của không ít gia chủ, đặc biệt với người làm kinh doanh hay buôn bán.
Để lý giải rõ hơn các khía cạnh xoay quanh việc xếp ban Thần Tài, các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ điểm qua bài viết dưới đây nhé!
Thần Tài Là Vị Thần Nào?
Thần Tài Là Vị Thần Nào?
Thần Tài (tiếng Trung 财神, phiên âm Latin cáishén) là vị Thần được thờ phụng rất phổ biến theo quan niệm dân gian Việt Nam cũng như nhiều nước Á Đông (như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan…). Đây là vị Thần chủ về ban phát tài lộc, may mắn và sự hanh thông trong kinh doanh hay làm ăn.
Ngoài các tên gọi phổ biến như Thần Tài, Tài Thần, trong dân gian còn lưu truyền các cách gọi khác như Tài Bạch Tinh Quân (tiếng Trung 財帛星君, phiên âm Latin Cáibó Xīngjūn) hay Triệu Công Nguyên Soái (tiếng Trung 赵公元帅, phiên âm Latin Zhàogōng Yuánshuài).
Ý Nghĩa Việc Lập, Thờ Ban Thần Tài
Ý Nghĩa Việc Lập, Thờ Ban Thần Tài
Việc thờ cúng ban Thần Tài không chỉ thể hiện lòng thành kính của gia chủ, mà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc:
- Với vị trí và sự kiểm soát của mình, ban Thần Tài – Thổ Địa có vị trí như vị Thần Đất; giúp cai quản đất đai, phù hộ gia chủ về việc làm ăn buôn bán, trông coi gia súc, gia tăng tài lộc.
- Với các gia chủ và các hộ kinh doanh, điểm buôn bán: Việc thờ cúng Thần Tài hàm ý chiêu tài, mời gọi may mắn; mong cầu việc làm ăn, kinh doanh luôn được hanh thông và thuận lợi.
Cách Xếp Ban Thần Tài Chuẩn Phong Thủy
Cách Xếp Ban Thần Tài Chuẩn Phong Thủy
Ban thờ Thần Tài – Thổ Địa chủ về phù hộ gia chủ trong việc làm ăn buôn bán, gia tăng tài lộc, có ý nghĩa đặc biệt với người làm kinh doanh hay buôn bán. Do đó, để sắp xếp ban Thần Tài chuẩn phong thủy, cần làm sao lựa được hướng, vị trí đặt cũng như sắp xếp đồ thờ tối ưu nhất.
Vị Trí Tối Ưu Đặt Ban Thần Tài
Phong thủy học quan niệm “Nhất vị, nhị hướng” (Quan trọng nhất là vị trí, kế tiếp sau đó, mới xét về hướng đặt). Theo đó, nguyên tắc phổ quát khi đặt vị trí ban thờ Thần Tài cần tuân theo tiêu chí: đặt ban thờ ở nơi thoáng đãng, hết sức tránh đặt nơi ẩm thấp hay tối tăm, đảm bảo việc đi lại thuận tiện (không bị va chạm khi đi lại).
Cạnh đó, các điểm không thể bỏ qua khi lựa vị trí ban thờ Thần Tài chuẩn phong thủy, đó là:
- Không đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa trên cao: Theo điển tích văn hóa dân gian, Ông Địa là vị Thần chủ về cai quản đất đai, trong khi Thần Tài tương truyền là người ăn mày khi xuống trần gian, sống nơi góc nhà. Do đó, đặt ban thờ Thần Tài trên cao vừa nghịch lẽ lại không thuận về cả về tâm linh và phong thủy, là điều cần đặc biệt tránh.
- Ban Thần Tài cần dựa chắc chắn vào tường. Sẽ rất kỵ khi điểm tựa của ban thờ lại là cửa sổ, còn vết đóng đinh hay lỗ khoan; theo quan niệm, điều đó sẽ đưa tới sự thất thoát tài khí, thoái tài – một đại kỵ với gia chủ làm kinh doanh, buôn bán.
- Cần đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gần cửa ra vào. Theo tín ngưỡng truyền thống, Ông Địa là vị Thần chuyên quán xuyến chuyện đất đai; đặt ban thờ Thần Tài – Ông Địa sát cửa ra vào sẽ thuận cho các Vị có thể bao quát được người ra vào, chiêu tài vận, đồng thời ngăn được những nhân tố tiêu cực (ma, quỷ) có thể gây bất lợi cho gia chủ.
Hướng Cát Lợi Đặt Ban Thần Tài
Theo lý luận Phong thủy học, bất kỳ mặt bằng Dương trạch nào cũng được chia làm 9 cung. Theo đó, để kích hoạt tài lộc kinh doanh, ta có thể lựa hướng ban thờ Thần Tài dựa theo các cung cát lợi như sau:
- Cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc): Đây là cung Quý nhân Thiên Ất – chủ về vị thần có khả năng chế ngự, hóa giải mọi điềm hung, đưa lại may mắn, hanh thông và cát lành cho chủ nhân. Việc đặt bàn thờ Thần Tài ở cung này chẳng những kích hoạt việc kinh doanh phát đạt mà còn nâng cao uy tín gia chủ, tạo nhiều mối quan hệ tích cực, được người nâng đỡ và che chắn.
- Cung Thiên Lộc (hướng Đông Nam): Đây là phương Lâm Quan của Tuế can. Khi đặt ban thờ Thần Tài hướng này, gia chủ sẽ dễ nhận được may mắn về khía cạnh tài chính, thăng tiến trong hoan lộ, việc kinh doanh vô cùng khởi sắc.
Cách Xếp Ban Thần Tài Hút Tài Lộc
Ban Thờ Thần Tài Gồm Những Gì?
Không có một quy chuẩn “cố định” cho tồn nghi “Ban thờ Thần Tài gồm những gì?”. Tuy nhiên, cùng với sự chu tất về nghi thức cũng như sự sinh động về vật phẩm, ban thờ Thần Tài sẽ bao gồm:
- Ngai thờ (đã bao gồm Bài vị gương, đèn trang trí…được thiết kế đi kèm)
- Tượng Thần Tài và Thổ Địa (phương ngữ miền Nam gọi Thổ Địa hay Thần Đất là Ông Địa)
- Bát hương (có thể dán cố định)
- Hũ gạo, hũ muối và hũ nước – ba loại nguyên liệu cơ bản, biểu trưng cho cuộc sống dư đủ , sung túc
- Thiềm Thừ (Ông Cóc, Cóc ngậm tiền)
- Lọ hoa
- Mâm bồng (hay đĩa) đặt trái cây hay Ngũ quả
- Khay hình chữ Nhất (一), xếp 5 chén nước
Trên là các vật phẩm cơ bản, ở một số địa phương, các gia chủ còn bày thêm cây cảnh, tỏi, vật phẩm phong thủy khác…
Cách Xếp Ban Thần Tài Chuẩn
Dựa vào sơ đồ trên, ta có cách thức xếp ban Thần Tài tối ưu nhất, như sau:
- Bài vị: Phía trong cùng của ban thờ Thần Tài là tấm bài vị (thông thường, sẽ được dán cố định ở mặt vách trong ngai thờ).
- Tượng Thần Tài – Thổ Địa: Tượng hai vị sẽ được đặt trong cùng, song song và tương xứng với nhau. Cụ thể: tượng ông Thần Tài và tượng ngài Thổ Địa sẽ ngang bằng nhau. Tượng ông Thần Tài sẽ được đặt ở bên trái, trong khi tượng ngài Thổ Địa sẽ đặt bên phải (điểm nhìn từ bên ngoài nhìn vào ban thờ).
- Hũ gạo, hũ muối và hũ nước: Sau khi đã an vị tượng Thần Tài, Thổ Địa, ta sẽ sắp xếp 3 hũ (gạo, muối và nước). Thông thường 3 hũ này sẽ nằm ở vị trí giữa ông Thần Tài và Thổ Địa. Chi tiết hơn: hũ gạo và hũ nước sẽ được đặt ngang hàng, riêng hũ nước sẽ an vị tiến lên phía trước một chút. Khi nhìn qua, ta nhận thấy 3 hũ được sắp đặt tựa như một hình tam giac, trong đó, hũ nước là đỉnh của hình này.
- Bát hương: Cần được tịnh sái – làm sạch bằng nước Ngũ vị hay rượu gừng trước khi an vị. Vị trí bát hương sẽ đặt ở trung chính của ban thờ (kết hợp với tượng hai vị Thần Tài và Thổ Địa sẽ là đỉnh tam giác cân). Cần chú ý xoay mặt Lưỡng Nghi ra phía trước, trung chính. Để tránh xê dịch, các gia chủ có thể dùng keo cố định bát hương; tránh sự dụng chạm, làm xê dịch là điều tối kỵ.
- Thiềm Thừ: vị trí của Thiềm Thừ (còn gọi là “Cóc ngậm tiền” hay “Cóc Phong thủy”) sẽ đặt ở mạn trái ban thờ, cùng hướng với ông Thần Tài; trước mặt tượng ông Thần Tài một chút. Khi tính theo hàng ngang, Thiềm Thừ sẽ ngang hàng so với vị trí bát hương.
- Lọ hoa: Lọ hoa sẽ được đặt mạn phải, cùng phía với tượng ngài Thổ Địa; tuy nhiên, vị trí lọ hoa sẽ nhỉnh hơn so với bát hương trên ban thờ.
- Mâm bồng Ngũ quả / Đĩa hoa quả: Vị trí của mâm bồng Ngũ quả / đĩa hoa quả sẽ đối xứng với lọ hoa; đặt ở bên tay trái (theo điểm nhìn từ ngoài nhìn vào). Với cả lọ hoa và mâm bồng Ngũ quả (đĩa trái cây), ta đều căn cứ vào nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả” trong phong thủy để bài trí.
- Khay hình chữ Nhất (一), xếp 5 chén nước: Thường ở nơi bán vật phẩm, 5 ly nước thường được xếp theo hình chữ Nhất (一). Tuy nhiên, khi mua về, gia chủ nên sắp xếp lại thành hình chữ Thập (十). Cách thức này vừa biểu trưng cho Ngũ phương và Ngũ hành theo quan niệm Phong thủy học, biểu trưng cho sự hài hòa và phát triển.
Chi tiết hơn, xem thêm ở bài viết : Lập bàn thờ Thần Tài như thế nào và cách bố trí để có nhiều tài lộc
Các Chú Ý Khi Cúng Ban Thần Tài Hàng Ngày
Các Chú Ý Khi Cúng Ban Thần Tài Hàng Ngày
- Ban thờ Thần Tài và Thổ địa cần được thường xuyên tịnh sái và sắp xếp gọn ghẽ, đẹp mắt: Khi tiến hành tịnh sái, làm sạch ban thờ, cần chú ý tịnh sái cả hai ông bằng nước Ngũ vị hoặc nước thơm (nước hoa bưởi).
- Lễ vật dâng cúng mỗi ngày chỉ cần giản dị (hoa quả tươi, nước sạch, bánh kẹo, hương nhang…), cốt ở lòng thành kính.
- Lộc sái sau khi cúng chỉ tán cho người nhà, tránh chia cho người ngoài.
- Trước khi bày 5 chén nước lên bàn thờ, cần vệ sinh sạch sẽ; lưu ý không rót quá nhiều nước, tránh nước tràn ra ban thờ.
- Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả. Chất liệu bình hoa nên là thủy tinh hay gốm sứ.
- Khăn tịnh sái ban thờ là khăn chuyên dụng cho việc làm sạch ban thờ. Tuyệt đối không dùng lẫn hay sử dụng các mục đích khác.
- Hoa quả dâng cúng khi héo cần được thay với hoa quả tươi; tránh thờ lễ vật bị héo úa.
- Khuyến nghị dùng nến (đèn cầy) hay đèn dầu. Tránh dùng đèn điện nhấp nháy. Theo quan niệm, đèn điện hay đèn nhấp nháy khiến Dương khí quá thịnh, không thực tối ưu cho ban thờ Tài thần (thuộc Âm).
- Có thể lên hương vào buổi sáng hay chiều tối. Mỗi lần có thể thắp 5 nén nhang.
- Gạo, muối sau khi cúng nên giữ lại, nước hoặc rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà ý nghĩa đem lại lộc và may mắn.
- Tránh để vật nuôi hay thú cưng (như chó, mèo…) quậy phá ban thờ.
Kết Luận
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Long Vũ, các bạn không chỉ nắm được cách thức cũng như các lưu ý quan trọng khi xếp ban Thần Tài, mà còn thêm lý giải các tri thức hữu ích khác liên quan.
Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0968.768.588