Ý Nghĩa Hoa Đào Hoa Mai Cây Quất Trong Ngày Tết

Ý Nghĩa Hoa Đào Hoa Mai Cây Quất Trong Ngày Tết

Ý Nghĩa Hoa Đào Hoa Mai Cây Quất Trong Ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, việc trưng bày cây cảnh – chậu hoa ngày Tết với mỗi gia đình hầu như không thể thiếu hoa Đào, hoa Mai hay chậu Quất. Tuy nhiên, lý giải rõ ý nghĩa hoa Đào, hoa Mai, cây Quất là điều không phải ai cũng tường tận.

Các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ điểm qua bài viết dưới đây để rõ hơn ý nghĩa hoa Đào, hoa Mai, cây Quất trong ngày Tết nhé!

Ý Nghĩa Hoa Đào Hoa Mai Cây Quất Trong Ngày Tết

Ý Nghĩa Hoa Đào, Hoa Mai, Cây Quất Trong Ngày Tết

Ý Nghĩa Hoa Đào, Hoa Mai, Cây Quất Trong Ngày Tết

Mỗi loài cây cảnh hay loài hoa đều gắn với những điển tích, biểu trưng khác nhau. Hoa Đào, hoa Mai và cây Quất trưng bày trong ngày Tết đều mang những ý nghĩa vô cùng tích cực và đẹp đẽ, tô đệm thêm sắc và khí Xuân cho mỗi người, mỗi nhà.

Cây Đào – Sự Phồn Thịnh Và May Mắn

Cây Đào - Sự Phồn Thịnh Và May Mắn

Cây Đào – Sự Phồn Thịnh Và May Mắn

Xét về tương quan Ngũ hành, cây Đào trải cả mùa Đông giá rét (hành Thủy), rồi đâm chồi, nảy lộc và muôn hoa khởi sắc vào mùa Xuân (hành Mộc), do đó, cây Đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành – vừa ứng với sự luân chuyển của khí tiết lại trùng với quan hệ tương sinh trong Ngũ hành (Thủy sinh Mộc). 

Hoa đào được chia làm hai loại: Đào bích (sắc hoa thường mang màu hồng đậm) và Đào phai (sắc hoa hồng nhạt), dù với sắc độ ra sao, đều được xem là biểu trưng cho sức sống mạnh mẽ và đem lại may mắn cùng cát lành. Các màu hồng hay đỏ trong quan niệm nhiều dân tộc Á Đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam…đều là các màu sắc của sự sống, khởi sắc và thuận đạt.

Cạnh đó, theo quan niệm phong thủy, gỗ Đào còn thuộc về “Ngũ Mộc chi tinh” – 5 loại cây có thể trấn tà, trong đó Đào đứng hàng đầu (gồm cây Đào, cây Dâu, cây Du, cây Hòe và cây Liễu).

Theo đó, qua việc tuyển lựa kỹ càng, gỗ đào sẽ được tạo hình thanh kiếm, được xem là một “Pháp bảo” với việc trấn yểm, trừ tà. Cạnh đó, đây cũng được xem là một pháp khí có thể “giải số đào hoa” với người nam, người nữ cao số, muộn nhân duyên. 

Ngoài ra, trái đào còn biểu trưng cho tuổi thọ. Đây là lý do trong lễ mừng thọ cho bậc cao niên, lễ phẩm thường có Đào là trái cây góp mặt.

Sắc hồng của hoa đào còn xuất hiện rất nhiều trong các bức tranh phong thủy, mang ý nghĩa kích hoạt nhân duyên, nâng vận Quý nhân, đặc biệt phù hợp với đối tượng “nam thanh, thiện nữ” trong quá trình đi tìm “một nửa” của đời mình.

Để tối ưu được khía cạnh thẩm mỹ và phong thủy, khi lựa và trưng bày Đào cảnh các gia chủ cần lưu ý:

  • Nếu là năm Thân – Tý – Thìn nên đặt chậu / bình Đào theo hướng Tây.
  • Với các năm Dần – Ngọ – Tuất nên đặt chậu / bình Đào theo hướng Đông.
  • Với các năm Tỵ – Dậu – Sửu nên đặt chậu / bình đào theo hướng Nam.
  • Riêng với năm Hợi – Mão – Mùi ta nên đặt chậu / bình đào theo hướng Bắc.
  • Khi đặt bình về hướng Bắc nên chọn bình có màu xanh dương hay màu đen. 
  • Nếu đặt bình về hướng Đông Nam hay Đông nên chọn bình màu xanh lục hay xanh ngọc.
  • Nếu đặt bình phía Nam nên chọn bình màu tím hay màu đỏ.
  • Nếu đặt bình hướng Tây và Tây Bắc nên chọn bình màu vàng hoặc trắng. Đặt bình ở phía Tây Nam và Đông Bắc thì nên sử dụng bình màu vàng nâu.

Cây Quất – Sự Viên Mãn Và Cát Lành

Cây Quất - Sự Viên Mãn Và Cát Lành

Cây Quất – Sự Viên Mãn Và Cát Lành

Về mặt từ nguyên, theo nghĩa Hán Việt, “Quất” hài âm với “Cát” trong nghĩa “cát tường”, “cát lành”, “cát lợi”… – chỉ những điều tốt đẹp và hanh thông. 

Với các ý nghĩa phong thủy sâu sắc như trên, không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh Đào (miền Bắc) và Mai vàng (miền Nam), rất nhiều gia chủ lựa chọn Quất là cây trưng bày mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Một cây Quất được xem là tối ưu nhất về thẩm mỹ và công năng phong thủy cần hội tụ các yếu tố như:

  • Dáng xum xuê, cân đối, tươi tốt – biểu trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự tươi mới và sức bật tiềm ẩn.
  • Có đủ các “thế hệ” từ hoa, chồi, lộc non, quả mầm, quả non xanh, quả vừa, quả ương, quả chín…với kích cỡ khác nhau – biểu trưng cho sự viên mãn, đủ đầy và trọn vẹn.
  • Cần lựa cây có trọn các đặc điểm như: quả, hoa, lá, cành và rễ (chủ về “cây có cội, sông có nguồn”, người hướng về Tiên Tổ).

Cạnh đó, sắc vàng của trái Quất chín cũng là màu sắc đặc biệt phù hợp khi trưng bày tại mỗi gia đình mỗi dịp tiết Xuân. Đây là sắc màu rực rỡ, biểu trưng cho sự thắng lợi và huy hoàng.

Theo phong tục Tết ở Việt Nam và một số quốc gia khác, trên cây Quất thường treo hay đặt một vài chiếc phong bao lì xì màu đỏ. Các phong bao lì xì này dành tặng cho con trẻ với mong muốn những điều an lành, thuận đạt nhất sẽ đến trong năm mới.

Cây Mai Vàng – Sự Sung Túc Và Cao Quý

Cây Mai Vàng – Sự Sung Túc Và Cao Quý

Cây Mai Vàng – Sự Sung Túc Và Cao Quý

Nếu Đào là loài hoa không thể thiếu với biểu trưng Tết ở miền Bắc thì Mai vàng lại không thể thiếu ở miền Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Sắc vàng của hoa Mai đi liền với sự sung túc, cao quý, thịnh vượng và hy vọng.

Với các biểu trưng phong phú như trên, nhà nhà đều trưng bày một hay vài chậu Mai vàng mãn khai với mong muốn một năm mới nhiều hân hoan, thành tựu và hy vọng đón chờ. Vì lẽ đó, một quan niệm đã xuất hiện từ rất xa xưa cho rằng: Nếu cây Mai nhà nào khi mãn khai đều nở ra với 7 cánh, tất gia chủ và các thành viên trong năm đó sẽ đón một năm mới “phú quý vô song”, “đại cát, đại lợi”.

Ngoài ra, Mai còn là loại cây đi vào trong rất nhiều điển tích văn học, hội họa dân gian. Các đề tài như “Tranh Tứ Quý” (Tùng – Cúc – Trúc – Mai) hay đề tài “Tứ Đức” (bốn phẩm tính cao quý của bậc Quân Tử, gồm Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí)…đều gắn liền với loài hoa này.

Để trưng bày Mai được tối ưu về cả thẩm mỹ lẫn ý nghĩa phong thủy cát tường, các gia chủ cần lưu ý vài điểm như sau:

  • Lựa cây Mai cân đối với không gian định bài trí.
  • Các thế cây Mai lý tưởng có thể đề cập như: Phượng Hoàng, Hạc bay hay Chân quỳ… với nhánh đẹp, hài hòa. 
  • Cây Mai nên có vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ mập, lá non vừa nhú.
  • Với người mệnh Kim, nên đặt chậu Mai ở hướng Tây hay Tây Bắc. 
  • Với người mệnh Mộc, hướng phong thủy mang lại tài lộc, may mắn sẽ ở hướng Đông, Nam hay Đông Nam. 
  • Với người mệnh Thủy, các hướng thuận phong thủy để đặt chậu Mai sẽ theo hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam. 
  • Với người mệnh Hỏa, bạn nên đặt chậu Mai tết theo hướng Bắc, Nam, hướng Đông hay Đông Nam.
  • Với những người mệnh Thổ, nên đặt chậu Mai theo hướng Nam, Tây Nam hay Đông Bắc…

Xem thêm :

Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Bài Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

14 Phong Tục Trong Ngày Tết Nguyên Đán Cổ Truyền 2021

Tìm Hiểu Về Khói Nhang Ngày Tết Mới Nhất

Kết Luận

Với các chia sẻ về ý nghĩa hoa Đào hoa Mai cây Quất trong ngày Tết  như trên, hi vọng các bạn sẽ có thêm các tri thức phong thủy và lễ tục hữu ích.

Để có thêm các thông tin hỗ trợ về thiết kế, tư vấn vật phẩm chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay liên hệ Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588