7 Kiêng Kỵ Khi Cúng Ông Táo Cầu Tài Lộc
Cúng Ông Công – Ông Táo là nghi thức truyền thống mỗi gia chủ đều thực hiện vào mỗi dịp cuối năm, đặc biệt vào ngày 23 tháng Chạp. Để lễ cúng được chu tất, bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo thì các kiêng kỵ khi cúng Ông Táo cũng không thể xem nhẹ.
Nội dung các kiêng kỵ cúng Ông Táo cụ thể ra sao? Dưới đây, Phong Thủy Long Vũ cùng các bạn sẽ điểm qua các khía cạnh này.
Nội dung bài viết
Tránh Tiến Hành Lễ Cúng Quá Muộn
Tránh Tiến Hành Lễ Cúng Quá Muộn
Ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về Trời, đây là mốc thời gian các gia chủ cần hết sức lưu tâm.
Càng thời điểm cuối năm càng bận rộn song việc cúng Ông Táo cũng không thể tiến hành quá sớm. Bên cạnh việc tránh cúng Ông Táo quá sớm (đặc biệt không cúng trùng đúng ngày Rằm tháng Chạp), cũng hết sức kiêng kỵ việc tiến hành lễ cúng quá muộn.
Từ 23 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp trở đi được coi như bước sang ngày mới, việc cúng ông Táo sau thời điểm này sẽ bị coi là trái phong tục. Vì vậy, thời gian ổn thỏa nhất để cúng Ông Táo có thể sắp xếp sẽ từ ngày 21, 22 hay lý tưởng nhất nên tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đúng thời khắc 12 giờ trưa 23 tháng Chạp, Ông Táo sẽ về Trời, diện kiến Đức Vua Cha Ngọc Hoàng.
Tránh Sơ Xuất Khi Chuẩn Bị Đồ Lễ
Tránh Sơ Xuất Khi Chuẩn Bị Đồ Lễ
Mâm cao cỗ đầy không bằng thành kính chân Tâm. Tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà mỗi gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng chay hay mặn để dâng cúng Ông Táo.
Theo điển tích dân gian, các Táo gồm hai Táo ông và một Táo bà, vì vậy khi chuẩn bị đồ mã, ta nên chuẩn bị 3 bộ vàng mã với mũ áo cho cả ba vị. Sau khi lễ cúng Ông Táo kết thúc, trang phục vàng mã sẽ được hóa dâng.
Tùy vào phong tục các địa phương mà khi cúng Ông Táo sẽ dâng ngựa vàng mã (có đủ yên cương) hay chuẩn bị 3 con cá chép thật hay bằng giấy để làm dâng thỉnh làm phương tiện cho các Táo quân về Trời.
Số lượng cá chép được khuyến nghị là 3 con, tránh số lượng quá ít hay quá nhiều. Với gia chủ có ý định cúng Ông Táo kết hợp làm phóng sinh cần nghiên cứu, lựa chọn kỹ địa điểm phóng sinh cho tối ưu nhất.
Tránh Đặt Mâm Lễ Cúng Ở Khu Vực Bếp
Tránh Đặt Mâm Lễ Cúng Ở Khu Vực Bếp
Một trong các kiêng kỵ khi cúng Ông Táo các gia chủ cần hết sức lưu tâm liên quan đến việc đặt mâm lễ cúng ở đâu – trên ban thờ gia tiên hay đặt nơi bếp?
Sở dĩ đặt ra câu hỏi trên vì theo điển tích, Ông Táo vốn là vị Thần trông coi bếp, nhiều gia chủ từ tích này mà cho rằng có thể đặt mâm cúng nơi bếp mà không phải điều phạm gì.
Tuy nhiên, xét về cả điển tích và tâm linh ta đều thấy: Ông Công chủ về cai quản đất đai, Ông Táo lại quản về bếp núc. Cạnh đó, việc thờ cúng luôn cần tiến hành ở nơi trang trọng, tôn nghiêm; bếp dù được vệ sinh sạch sẽ cũng không thể sánh được như ở ban thờ – không gian tâm linh tối cao, thể hiện rõ nhất lòng thành và sự hướng nguyện của con người tới Chư vị Thần linh, Tiền Tổ.
Tránh Thỉnh Cầu Tài Lộc, Tình Duyên Khi Cúng Ông Táo
Tránh Thỉnh Cầu Tài Lộc, Tình Duyên Khi Cúng Ông Táo
Ý nghĩa lớn nhất khi cử hành lễ cúng Ông Táo là nhằm tiễn các vị Táo quân khi các vị về Trời, diện kiến và trình tấu với Đức Vua Cha Ngọc Hoàng diễn tiến của gia chủ trong một năm đã qua.
Do đó, để tránh phạm phải việc khấn sai lạc với ý nghĩa – mục đích lễ cúng Ông Táo, các gia chủ cần hết sức lưu tâm không phát tâm, khẩn cầu các khía cạnh như cầu tài lộc, tình duyên hay sung túc trong lễ này. Đây là một trong các kiêng kỵ khi cúng Ông Táo các gia chủ cần đặc biệt chú ý.
Tránh Phóng Sinh Cá Chép Sai Cách
Tránh Phóng Sinh Cá Chép Sai Cách
Cá chép được dâng cúng dịp này theo quan niệm được xem là phương tiện để tiễn các vị Táo quân về chầu Trời. Với ý nghĩa đó, cá chép được cúng cũng bao hàm ý nghĩa tâm linh sâu sắc, việc phóng sinh không thể tùy tiện hay bất cẩn.
Khi thả cá, các gia chủ cần lưu tâm đến địa điểm mà sau khi thả, cá có thể tiếp tục sinh tồn. Cần đặc biệt tránh thả cá chép nơi ao tù, nước đọng ô nhiễm, không phù hợp với sự phát triển sau đó.
Cạnh đó, các gia chủ cũng cần lưu ý khi thả cá: Lựa nơi sát mặt nước nhất để thả; không đứng từ trên cầu, trên đường, khu vực cao thả cá xuống, dễ khiến cá bị choáng hay chết. Tuyệt đối không quăng cả bao ni-lông xuống nước vừa thiếu thẩm mỹ lại ô nhiễm môi trường.
Việc thiện tâm khởi ở những tiểu tiết nhỏ, tưởng chừng không can hệ như vậy!
Kiêng Kỵ Khi Cúng Ông Táo Lại Dâng Tiền Âm Phủ
Kiêng Kỵ Khi Cúng Ông Táo Lại Dâng Tiền Âm Phủ
Nhiều người có quan niệm khi làm lễ cúng, càng dâng hóa nhiều tiền vàng, chư vị Thần linh càng chứng giám và ban cho nhiều tài lộc.
Tuy nhiên, xét về xuất xứ, Ông Táo thuộc cõi Thượng Giới (chầu Trời) – được xem là bậc thần tiên chứ không phải âm vong (vong hồn người âm). Theo đó, cúng tiền âm phủ vào dịp này không chỉ gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn phạm phải kiêng kỵ khi cúng Ông Táo vậy!
Một Số Món Ăn Kiêng Kỵ Khi Cúng Ông Táo
Như trên đã đề cập, tùy vào điều kiện mỗi gia đình, ta có thể cúng Ông Táo với mâm cỗ chay hay mặn.
Với mâm cỗ chay dâng cúng, ta cần chuẩn bị một số lễ vật tiêu biểu như:
- Trầu cau
- Giấy vàng, giấy bạc
- Trái cây
- Tiền mặt
- Nước
- Hoa tươi
Với mâm cỗ mặn, ta có thể chuẩn bị các lễ vật như:
- Giò chả
- Chân giò
- Xôi
- Món ăn khác…
Tuy nhiên, một số món ăn bị xem là kiêng kỵ khi cúng Ông Táo, như các món làm từ thịt bò, thịt chó, thịt vịt, thịt ngan hay thịt chim.
Với các gia đình có con trẻ, nhỏ tuổi ta nên dâng lễ với gà luộc (chọn được gà cồ mới lớn, đang tập gáy là tối ưu nhất). Hàm ý thỉnh Táo Quân xin Đức Vua Cha Ngọc Hoàng ban cho con trẻ được hay ăn, chóng lớn, vẹn cả trí tuệ và thể chất.
Kết Luận
Hy vọng, với các nội dung về kiêng kỵ khi cúng Ông Táo trình bày ở trên, các bạn không chỉ thêm lý giải thêm một nét văn hóa – tín ngưỡng dân gian mà còn có được sự chuẩn bị chu tất cho mỗi dịp 23 tháng Chạp hàng năm.
Ngoài ra, để nhận được hỗ trợ về mặt thiết kế, tư vấn vật phẩm chiêu tài và kích hoạt may mắn, các bạn vui lòng để lại bình luận cùng số điện thoại hay liên hệ với Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588