Ý Nghĩa Đằng Sau Sự Tích Cúng Rằm Tháng 7
Rằm tháng 7 là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của người Việt. Đây là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ với mục đích giáo dục con người về lòng biết hơn, hiếu thảo với đấng sinh thành. Tuy nhiên, ít ai biết rõ sự tích cúng rằm tháng 7.
Các Sự Tích Cúng Rằm Tháng 7
Các Sự Tích Cúng Rằm Tháng 7
Cúng rằm tháng 7 được truyền lại từ thời ông cha ta, và cũng có nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng mang ý nghĩa giống nhau. Dưới đây Phong Thủy Long Vũ chia sẻ về sự tích cúng rằm tháng 7 trong phật giáo và trong văn hóa trung hoa.
Trong Phật Giáo
Ngày rằm tháng 7 xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Sau khi tu luyện phép thần thông, Bồ tát Mục Kiều Liên đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm người mẹ đã mất của mình. Cuối cùng ông đã tìm thấy mẹ mình vì các nghiệp ác trên dương thế mà trở thành ngạ quỷ dưới địa ngục, bị đói khát hành hạ khổ sở.
Mục Kiều Liên đã đem bát cơm đến cho mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi. Không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan cũng là ngày rằm tháng 7 ra đời.
Trong Văn Hóa Trung Hoa
Vào thời cổ đại, việc cúng “ngày Rằm tháng bảy” vốn là lễ cúng tổ tiên của người dân Trung Quốc, có nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Quan niệm của đạo này cho rằng tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).
Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng.
Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình.
Ở Trung Quốc lễ cúng cô hồn được gọi là Tiết Trung Nguyên, người Việt đọc trại thành Tết Trung Nguyên, tất cả những điều này đều được ghi rõ trong Huyền Đô Đại Hiến kinh của Đạo Giáo.
Ý Nghĩa Sự Tích Cúng Rằm Tháng 7
Ý Nghĩa Sự Tích Cúng Rằm Tháng 7
Từ sự tích đó mà người đời sau thường gọi ngày này là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Tức là báo đáp công ơn của đấng sinh thành. Cúng rằm tháng 7 trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung. Nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có. Nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm các việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người” mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.
Lời Kết
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu được sự tích cúng rằm tháng 7 để từ đó chuẩn bị tốt cho các nghi lễ cúng rằm vào tháng 7 âm lịch sắp tới. Nếu muốn tìm hiểu một cách chính xác để ứng dụng vào đời sống, vui lòng để lại lời nhắn ở form bên cạnh ngay nhé để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!