Cách Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài Đúng Cách Tránh Mất Lộc

Cách Tỉa Chân Nhang Tránh Mất Lộc

Cách Tỉa Chân Nhang Tránh Mất Lộc

Ban thờ (nói chung) và ban thờ thần tài (nói riêng) là “cầu nối tâm linh” mà gia chủ hướng về Chư vị Thần linh, Tiên Tổ để thỉnh cầu và nhận được “Âm phù, Dương trợ”.

Một trong các nghi thức trọng yếu, không thể thiếu với bất cứ gia chủ nào, đó là việc tiến hành tịnh sái, rút tỉa chân nhang cho ban thờ Thần tài.

Tuy nhiên, cách thức cũng như trình tự và các lưu ý xoay quanh việc tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài vẫn là băn khoăn của không ít gia chủ. Các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ tìm hiểu các khía cạnh trên qua bài viết dưới đây nhé!

Mục Đích Của Nghi Thức Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài

Bát hương ban thờ Thần Tài là một trong những khu vực không gian tâm linh trọng yếu không chỉ với tư gia, mà càng trở nên đặc biệt với các địa điểm kinh doanh, trung tâm thương mại hay địa điểm mua sắm.

Do được lên hương mỗi ngày, trong một thời gian dài và liên tục, nên lượng chân hương sẽ mau chóng đầy so với kích cỡ bát hương. Do đó, việc tỉa bớt chân nhang là việc không thể thiếu.

Ngoài ra, tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài không chỉ đưa lại sự thuận tiện trong việc thờ cúng, mà còn là sự thể hiện trực tiếp nhất cho lòng thành của gia chủ hướng tới Chư vị Thần linh, nhất là Thần Tài – vị Thần chi phối trực tiếp tới tài lộc và vận trình trong kinh doanh.

Hướng Dẫn Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài Tối Ưu Nhất

Thời Điểm Tối Ưu Cho Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài?

Theo quan niệm dân gian, việc tỉa chân nhang ban thờ Thần tài thường rơi vào các dịp cuối năm. Tối ưu nhất, thường vào các dịp như: 

  • 23 tháng chạp. 
  • Ngày vía thần tài.
  • Ngày rằm tháng Bảy (Âm lịch).

Ngoài ra, khi bát nhang ban thờ Thần Tài quá đầy, gia chủ cũng có thể xin rút chân nhang vào ngày Rằm hàng tháng. Chỉ cần chú ý, trước khi tiến hành cần làm lễ, thực hiện đúng và đủ các bước là được.

Các Vật Phẩm Cần Chuẩn Bị Khi Tiến Hành Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài

Việc tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài không thể là việc tùy tiện, để tối hảo, gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ một số lễ vật như:

  • Nến.
  • Hương thắp.
  • Hoa tươi.
  • Đồ cúng (Hoa quả, bánh kẹo…).
  • Đồ uống (nước, bia, nước ngọt…).
  • Ngoài ra, cần chuẩn bị nước ngũ vị hay rượu gừng sạch (dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu, tốt nhất được ngâm trong 7 ngày, 7 đêm) và khăn sạch phục vụ cho việc tịnh sái, tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài.

Văn Khấn Chuẩn Bị Trước Khi Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài

Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ gia chủ thắp 3 nén nhang và khấn xin phép như sau:

“Nam mô a di Đà Phật (3 lần)!

Con kính lạy chín phương trời, lạy 10 phương chư phật.

Con xin kính lạy vua cha Ngọc Hoàng, Hoàng Thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, thần đông trù, Táo phủ Thần quân.

Tín chủ chúng con là: …………..

Ngụ tại địa chỉ: ……………………

Con xin kính tậu, lạy các quan thần tài thổ địa đang cai quản tại: ……………..

Hôm nay là ngày ………………., con xin phép các ngài được bao sái bàn thờ sạch sẽ. Mong chư vị chấp thuận để chúng con thể hiện lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)”.

Xong vái 3 vái, cắm 3 nén nhang, khi hương tàn rồi bắt đầu lau dọn.

Tỉa Chân Nhang Ban Thờ

Đọc bài Văn khấn xong, gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang bát nhang cho ban thờ Thần Tài.  Với chân nhang được rút tỉa, các bạn có thể để gọn trong một trang báo sạch và để riêng, sau khi tỉa chân nhang xong sẽ đem đi hóa. Cần làm hết sức cẩn trọng, nhẹ nhàng, tránh tro văng ra khu vực khác của ban thờ.

Các bạn lưu ý: Khi tịnh sái cho bát hương ban thờ Thần Tài, để tránh xê dịch, ta có thể một tay giữ cố định bát hương, tay còn lại dùng khăn thấm rượu gừng đã vắt khô làm sạch miệng và phần thân bát hương.

Đến khi trong bát nhang chỉ còn lại 3 hay 5 chân hương cũ, ta sẽ để lại. Với các đồ thờ cúng khác của ban thờ Thần Tài, gia chủ có thể xếp riêng trên một chiếc bàn đặt sát cạnh (trên có phủ vải lụa đỏ hay giấy đỏ) để tiện cho việc tịnh sái, làm sạch. 

Hóa Chân Nhang

Tro của chân nhang đã được để riêng sẽ được đem đi hóa. Sau khi hóa xong, ta nên vùi vào gốc cây lớn (vùi gốc cây non, cây sẽ khó sống).

Cần hết sức tránh việc đổ tro tùy tiện ở nơi ô uế hay không phù hợp, dễ phạm phải “tán tài” theo quan niệm dân gian. 

An Vị Đồ Thờ, Kính Cáo Và Thỉnh Cầu Sự Phù Trợ

Sau khi đã tỉa chân nhang, tịnh sái xong ban thờ Thần Tài, gia chủ cần lên hương, sắp xếp đồ lễ đã được chuẩn bị và đọc 1 bài văn khấn. Mục đích của nghi thức này để mời Chư vị Thần linh về ngự lại nơi ban thờ, tiếp tục phù hộ và giám sát cho gia chủ. 

Phong Thủy Long Vũ xin chia sẻ cùng các bạn bài Văn khấn sau khi tỉa chân nhang ban thờ Thần tài như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng. 

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật”.

Lưu Ý Quan Trọng Khi Thực Hiện Tỉa Chân Nhang Ban Thờ Thần Tài

Rút tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài là việc hệ trọng, chi phối không nhỏ đến tài lộc của gia chủ. Một vài lưu ý với nghi thức này, các bạn nên đặc biệt sát sao, như: 

  • Phải giữ cơ thể sạch sẽ trước khi tiến hành vệ sinh bàn thờ và tỉa chân nhang.
  • Về thứ tự tịnh sái trên ban thờ: Nếu ban thờ có bài vị, ta sẽ làm sạch bài vị trước, sau đó mới đến bát hương; sau cùng mới là các đồ thờ khác. 
  • Khăn lau hay chổi phục vụ việc tịnh sái ban thờ nên là đồ mới hay chuyên dụng, tránh dùng đồ bẩn hay chung đụng. Với khăn hay chổi đã quá cũ, cần thay đồ mới.
  • Nước phục vụ tịnh sái ban thờ phải tinh khiết. Sử dụng rượu trắng và gừng (hoặc nước ngũ vị) cho việc tịnh hóa ban thờ.
  • Trong quá trình thực hiện tịnh sái ban thờ, tỉa chân nhang, cần đặc biệt tránh việc kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng.
  • Hết sức tránh việc bát hương bị xiên lệch hay ập kênh. 
  • Đại kỵ làm đổ vỡ đồ thờ cúng: Theo quan niệm dân gian, việc bất cứ vật phẩm nào vỡ cũng là điềm không hay, nhất là đồ thờ cúng lại gắn với tính thiêng liêng – biểu trưng cho sự an ổn, tôn kính của gia chủ với Chư vị Thần linh.
  • Không được bỏ qua bước khấn vái, thắp hương trước khi tiến hành tỉa chân nhang.
  • Sau khi thắp hương, bạn cần chờ hương cháy hết mới được tiến hành tỉa chân nhang.
  • Khi lau dọn, đồ thờ cúng cần để trên bàn có lót vải sạch. Tuyệt đối không được đặt xuống đất hay những nơi kém vệ sinh.
  • Đối với các bức tượng bằng đồng không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất để tránh cho đồng khỏi bị oxy hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
  • Lựa chọn nhang chất lượng cao để thắp hương trong nghi lễ này.

Xem thêm : Làm Rõ Quy Trình Bốc Bát Hương Thần Tài Cuối Năm 2021

Kết Luận

Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Long Vũ, các bạn không chỉ nắm được cách thức cũng như các lưu ý quan trọng khi tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài đầy đủ, mà còn thêm lý giải về một nét văn hóa tâm linh trong truyền thống tín ngưỡng của dân tộc. 

Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0968.768.588