Hướng Dẫn Đầy Đủ Dọn Bát Hương Ngày Tết Như Thế Nào Năm 2021
Một trong những thủ tục cần thiết vào cuối năm chính là lau dọn lại bát hương, tuy nhiên dọn bát hương ngày Tết như thế nào mới đúng cách và hợp phong thủy lại là vấn đề không phải ai cũng tỏ tường.
Nếu bạn cũng là một trong số những người đang tìm hiểu cách dọn bát hương ngày Tết như thế nào hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây cùng Phong Thủy Long Vũ để được giải đáp ngày nhé!
Người Nên Thực Hiện Dọn Bát Hương Cuối Năm
Người Nên Thực Hiện Dọn Bát Hương Cuối Năm
Trong hầu hết các nghi thức thờ cúng tại gia nói chung hay kể đến như thủ tục dọn bát hương cuối năm nói riêng, người thích hợp nhất để thực hiện chính là gia chủ sống tại gia đình đó.
Trước nay Phong Thủy Long Vũ nhận thấy rằng nhiều người đang nhầm lẫn thủ tục này cần phải được tiến hành bởi người có “pháp lực” lớn như thầy cúng hay pháp sư. Tuy nhiên lần nữa khẳng định điều đó là hoàn toàn không chính xác!
Bởi lẽ gia chủ là người thành tâm cúng bái bát hương tại gia đó trong một thời gian và cũng chính là người quan tâm nhiều nhất đến việc thờ cúng của bản thân, nên không ai phù hợp hơn chính vị gia chủ đó.
Tuy nhiên cần lưu ý trước khi lau bát hương, gia chủ đó cần tắm rửa sạch sẽ, tịnh thân trước cũng như mặc trang phục chỉnh tề để không ảnh hưởng đến sự trang nghiêm và tỏ lòng tôn kính đối với các bậc bề trên.
Quy Trình Dọn Bát Hương Ngày Tết Như Thế Nào
Quy Trình Dọn Bát Hương Ngày Tết Như Thế Nào
Mặc dù thủ tục dọn bát hương cuối năm từ ngày 23 tháng Chạp rất quen thuộc với hầu hết mọi gia đình tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và quy trình tuần tự chính xác.
Quy tắc đầu tiên trước khi bắt đầu thủ tục dọn bát hương hay một nghi thức nào đó, gia chủ cần phải thực hiện thắp nén nhang và xin phép chư vị Thần Linh cùng hội đồng gia tiên để được phép thực hiện công việc bao sái, dọn dẹp ban thờ cuối năm.
Sắm Lễ Khi Thực Hiện Dọn Bát Hương
- 9 bông hoa cúc vàng tươi
- Rượu trắng 0.5 lít cùng với gừng đập dập
- Nước quế pha loãng hoặc nước quế hồi pha với vỏ bưởi
- Hai chiếc khăn sạch (1 khăn để lau ướt và 1 khăn lau khô)
Văn Khấn Lau Dọn Bát Hương
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
– Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.
Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………
Ngụ tại: …………………………………………………………………………..
Nay nhân ngày .…… tháng Chạp, theo tục lệ cuối năm cũng là chuẩn bị Tết Nguyên Đán, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, nhớ đức cù lao tiên tổ, xin phép chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân, chư vị Thần tài-Thổ địa, gia tiên tổ đường nội ngoại ba bề bốn bên họ………, họ….…. cho phép tín chủ con được tỉa chân nhang, báo sái lau dọn ban thờ.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!”
Chú Ý Khác Khi Lau Bát Hương
Chú Ý Khác Khi Lau Bát Hương
Ngoài những thủ tục bắt buộc cần phải tuân thủ như trên, Phong Thủy Long Vũ còn có những lưu ý khác mà gia chủ cần nên ghi nhớ như sau:
- Xê dịch bát hương: mặc dù xê dịch bát hương là một trong những cấm kỵ trên ban thờ tự, tuy nhiên trước khi lau dọn gia chủ đã thực hiện thắp nhang xin phép các cụ thì có thể hoàn toàn yên tâm! Tuy nhiên chỉ nên xê dịch có “giới hạn” không nên đặt lên hạ xuống tùy tiện
- Tỉa chân nhang: gắn liền với thủ tục lau bát hương chính là tỉa chân nhang, theo quan niệm về văn hóa thờ cúng, anh chị nên để lại ít nhất 9 đến 13 nén hương còn lại trên ban thờ. Tham khảo thêm thủ tục tỉa chân nhang tại: đây
- Thay tro bát hương: tương tự như với tỉa chân nhang, thông thường sau khi lau bát hương sẽ tiến hành thay tro bát hương, quý tín chủ nên múc từng ít một tránh đổ dốc tro mới vào bát hương sẽ gây nên ảnh hưởng về “thất thoát tiền của” hay hao tài.
Lời Kết
Đối với thắc mắc: dọn bát hương ngày Tết như thế nào, Phong Thủy Long Vũ hy vọng qua bài viết trên đây đã mang tới cho quý anh chị bạn đọc những kiến thức hữu ích cần thiết cho những thủ tục vào cuối năm.
Để có thêm những tư vấn đầu đủ khác về các nghi thức nghi lễ nào khác, vui lòng bình luận lại thông tin cá nhân dưới đây hoặc liên hệ ngay hotline 0968.768.588 để được hỗ trợ miễn phí ngay nhé!