Phật giáo được du nhập và trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu bền tại nước ta. Một trong các đại lễ lớn nhất, thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng Phật tử Việt Nam cũng như quốc tế là Lễ Phật Đản được cử hành thường niên.
Là một trong các đại lễ lớn nhất của Phật giáo, tuy nhiên xoay quanh khái niệm và ý nghĩa lễ Phật Đản vẫn còn không ít điểm mà các gia chủ băn khoăn. Để lý giải rõ hơn các điểm này, các bạn cùng Phong Thủy Long Vũ tìm hiểu bài viết sau đây.
Lễ Phật Đản Là Ngày Gì?
Ngày Phật Đản Là Ngày Gì
Phật Đản là ngày kỷ niệm Phật Siddhārtha Gautama (Tất – đạt – đa Cồ – đàm) hay Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) hay còn được biết đến với tên gọi – VESAK sinh ra tại vườn Lumbini (Lâm – tì – ni) vào năm 624 trước Công nguyên diễn ra vào ngày Rằm tháng Tư (15/4 Âm lịch) hàng năm.
Lễ Phật Đản (còn được gọi với tên ngày sinh của Đức Phật, ngày đản sinh của Đức Phật) năm Tân Sửu 2021 năm nay sẽ diễn ra vào ngày Rằm tháng 4 Âm lịch hay thứ 4, ngày 26/5/2021 Dương lịch.
Nguồn Gốc Lễ Phật Đản
Nguồn Gốc Lễ Phật Đản
Đức Phật Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) vốn xuất thân là Thái tử Siddhārtha (Tất Đạt Đa), dòng họ Gautama (Cồ Đàm) thuộc vương tộc Thích Ca. Theo nhiều nguồn sử liệu, Ngài được cho là sinh vào ngày Rằm tháng Tư (Âm lịch) năm 624 trước Công nguyên (theo kiến giải từ phái Nam tông) hay mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái Bắc tông) tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) – một khu vực nằm giữa Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ) và Devadaha thuộc Nepal.
Ở thời điểm từ trước năm 1959, nhiều quốc gia Đông Á (như Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka…) thường tổ chức ngày Phật Đản vào ngày 8/4 theo lịch Âm. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên tổ chức tại thủ đô Colombo (Sri Lanka) từ 25/5 – 8/6/1950, các nước thành viên đã thống nhất lựa chọn ngày Rằm tháng Tư (Âm lịch) hàng năm là ngày lễ Phật Đản chính thức.
Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Đây là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hiệp – còn được gọi với tên Tam hợp hay phổ biến nhất là Vesak (gồm lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Ý Nghĩa Lễ Phật Đản
Ý Nghĩa Lễ Phật Đản
Như đã đề cập ở trên, lễ Phật Đản là một trong ba nghi lễ thường niên lớn nhất của Phật giáo (gồm Phật Đản, Vu Lan và Thành Đạo).
Bên cạnh ý nghĩa tưởng niệm, đây là dịp cộng đồng Phật tử nhấn mạnh việc vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng) và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và tham gia các hoạt động thiện nguyện cao đẹp.
Dịp đại lễ Vesākha còn đề cao những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh , hướng tới các bậc cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.
Cúng Lễ Phật Đản Tại Gia
Đồng hành với các Phật tử tại nhiều quốc gia nơi Phật giáo được truyền bá, trong ngày này, việc cúng lễ tại gia của nhiều gia chủ cũng được tiến hành.
Sắm Lễ Cúng Phật Đản
Tùy vào phong tục, điều kiện khác nhau mà việc sắm lễ phục vụ việc thỉnh lễ trong ngày lễ Phật Đản sẽ có các điểm không giống nhau. Tuy nhiên, là lễ chay, nên các lễ phẩm phổ biến, tiêu biểu nhất sẽ bao gồm:
- Hương hoa
- Nước
- Cau
- Trầu
- Trái cây tươi (như chuối ta, cam, bưởi, táo, nho…)
- Xôi nếp
- Hoa tươi (nhất là hoa Sen, hoa Cúc, hoa Hồng…)
Thông thường, vào ngày này, mâm lễ được dâng thỉnh cho ban thờ Phật và ban thờ gia tiên sẽ đều là đồ chay – thể hiện cho sự thanh tịnh và lòng thành kính hướng tới chư vị Phật thánh hay Gia tiên, Tiền tổ.
Văn Khấn Cúng Phật Đản
Bài văn khấn cúng lễ Phật Đản tương đối dài và khó nhớ; các gia chủ có thể in ra văn bản dưới dạng khổ giấy phù hợp. Dưới đây, các bạn có thể tham khảo nội dung các bài văn khấn như sau.
Văn Khấn Lễ Phật Đản Tại Ban Thờ Phật
Bài khấn sau dùng thỉnh lễ tại ban thờ Phật tại gia:
“Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con trên mọi nẻo tăm tối khổ đau.
Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con thật cần thiết để giữ yên cho thế giới khỏi biến thành biển lửa chiến tranh thù hận.
Kính lạy Đức Thế Tôn: Đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại. Đã đến lúc tiếng chuông từ bi phải được lắng nghe một cách tha thiết để mọi trái tim cùng nhịp đập yêu thương,xây dựng tình người để thế giới mãi xanh màu hạnh phúc.
Kính lạy Đức Thế Tôn: Sức mạnh mà Ngài đã khơi dậy trong chúng con thật có hiệu lực và hiệu lực mãi trước một thế giới quá nhiều bạo động và mâu thuẫn. Từ trong đại bi tâm Ngài xuất hiện như một sứ giả hòa bình,mang thông điệp tình thương đến cho cuộc đời thông qua con đường hóa giải. sức mạnh nội tâm đã giúp chúng con vượt qua mọi thử thách để tự chủ. Những lời dạy của Ngài thật thiết thực và hữu ích đã có giá trị suốt 2641 năm và sẽ còn giá trị mãi mãi.
Kính lạy Đức Thế Tôn: Nhân mùa đản sanh của Ngài,chúng con thành kính hái đóa vô uqu thanh khiết dâng lên cúng dường dường bậc vô thượng giác, Đấng Thiên Nhơn Sư như là tặng phẩm cao quý nhất xin dâng tặng cho cuộc đời với cầu nguyện chân thành tha thiết:” Mong cho cuộc đời mãi mãi được an vui, hạnh phúc. Người người gặp nhau nhìn nhau với tất cả tấm lòng thương yêu trọn vẹn.
Xin cho khói trầm thơm, kết thành mây năm sắc, dâng lên khắp mười phương, cúng dường vô lượng Phật, vô lượng chư Bồ Tát, cùng các thánh hiền tăng, trên pháp giới dung thông, kết đài sen rực rỡ, nguyện làm kẻ đồng hành, trên con đường giác ngộ, xin mọi loài chúng sanh, từ bỏ cõi lãng quên, theo đường giới định tuê, quay về trong tỉnh thức.
Nam mô A Di Đà Phật”
Văn Khấn Lễ Phật Đản Tại Ban Thờ Gia Tiên
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!”
Các Hoạt Động Trong Ngày Lễ Phật Đản
Các Hoạt Động Trong Ngày Lễ Phật Đản
Ở trên, ta đã phần nào lý giải khái niệm, ý nghĩa lễ Phật Đản, để thấy được sâu hơn phạm vi và tính quy mô của đại lễ này, ta không thể không đề cập tới các hoạt động liên quan tới dịp này.
Tại nhiều quốc gia, nhất là Sri Lanka các cửa hàng rượu, bia hay các điểm giết mổ gia súc phải đóng cửa theo nghị định của chính phủ. Các sinh vật (như thú vật, chim hay côn trùng… được biểu trưng cho sự giải thoát và hướng về tự do.
Cạnh đó, tại Ấn Độ hay Nepal, người dân thường mang trang phục với áo trắng và ăn chay khi lên các tịnh xá; trong khi ở nhiều nước châu Á đều cử hành nghi thức diễu hành xe hoa hay tụng niệm…
Riêng tại nước ta, lễ Phật Đản luôn được tổ chức vô cùng trang trọng. Bên cạnh nghi lễ chính thức vào ngày Rằm tháng Tư (Âm lịch), các hoạt động như Tắm Phật, thả đèn hoa đăng, thuyết giảng Phật giáo…được diễn ra ở nhiều địa phương.
Trong ngày này, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, tịnh xá và trang trí bàn thờ Phật sao cho trang trọng nhất. Các Phật tử cũng đi lễ chùa, làm công quả, nghe các bài giảng về nhân sinh, tự chiêm nghiệm và hướng tâm hồn của mình đến sự thanh tịnh.
Trên hết, lễ Phật Đản còn là dịp khích lệ truyền thống văn hóa Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời cũng thể hiện rõ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Lời Kết
Hi vọng, với các chia sẻ ở trên, các Quý bạn hữu đã có thêm nhiều kiến giải quý báu xoay quanh ý nghĩa lễ Phật Đản, đặc biệt dịp đại lễ này sẽ rơi vào ngày tháng nào cụ thể trong năm Tân Sửu 2021.
Để có thêm các tri thức phong thủy hữu ích cũng như nhận được các ưu đãi lớn nhất về các vật phẩm chiêu tài, hóa sát và hướng nguyện may mắn, các bạn vui lòng điền form bên cạnh, Phong Thủy Long Vũ sẽ kết nối và hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.