Thủ Tục Làm Lễ Cất Nóc Nhà Trong Năm 2021
Trong các công trình dương trạch, các thủ tục đổ bê tông cho sàn mái hay còn được gọi là lễ cất nóc nhà được coi là một nghi thức quan trọng và cần được tiến hành tỉ mỉ và cẩn thận.
Để được tìm hiểu rõ hơn và chi tiết về thủ tục lễ cất nóc nhà trong năm 2021 mới nhất cùng chuyên gia phong thủy hàng đầu ở bài viết dưới đây nhé!
Lễ Cất Nóc Nhà Là Gì
Lễ cất nóc nhà là một nghi thức quan trọng được tiến hành để đổ bê tông lên sàn mái của công trình thổ cư hay tòa nhà cao tầng nào đó. Lễ cất nóc sẽ được thực hiện khi đơn vị thi công đã hoàn tất các phần còn lại của ngôi nhà, ngoại trừ phần nóc của ngôi nhà.
Cho đến nay các công trình nhà ở thổ cư hay cao tầng trong thành phố hoặc các khu đô thị đều làm lễ cất nóc nhà vào chính ngày tiến hành đổ bê tông mái sàn.
Xem thêm : Thủ Tục Lập Ban Thần Tài Cần Những Gì
Thủ Tục Chuyển Ban Thần Tài Về Nhà Mới Có Những Gì 2021
Nguồn Gốc Của Lễ Cất Nóc Nhà
Theo một số thông tin của khách hàng gửi về Phong Thủy Long Vũ đều nhầm lẫn rằng thủ tục cất nóc có nguồn gốc từ trong văn hóa của người Trung Quốc nhưng đó hoàn toàn là nhầm lẫn!
Trên thực tế định nghĩa “An cư lạc nghiệp” không chỉ chính xác với văn hóa người phương Đông mà với phương Tây họ cũng đánh giá cao giá trị của việc cất nóc mái nhà là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn thiện một công trình nhà ở cơ bản.
Ở Việt Nam, lễ cất nóc còn được ông bà khi xưa gọi là thủ tục Thượng Lương, theo cách giải nghĩa của người xưa đó nghĩa là hành động gác các thanh giữa, xà gồ lên nóc nhà.
Ý Nghĩa Của Lễ Cất Nóc Nhà
Cũng như các thủ tục khác khi tiến hành làm nhà, lễ cất nóc được xem là một nghi thức nghi lễ hoàn chỉnh để thông báo tới chư vị Thổ Thần – Ông Địa tại đó cùng hội đồng chân linh trong nhà hộ trì để mọi công đoạn hoàn thiện cuối cùng được thuận lợi và suôn sẻ.
Không những vậy ý nghĩa mang giá trị của lễ cất nóc đối với mỗi công trình dương cơ sẽ có sự khác biệt như sau:
- Công trình nhà ở thổ cư: trạch chủ tiến hành lễ cất nóc để mong cầu gia đạo sau này sẽ được ổn định, làm ăn như ý
- Công trình xây dựng: không chỉ có vai trò rõ nét với chính vị chủ đầu tư hay như khách hàng của đầu tư đó. Lễ cất nóc cũng là thời điểm mọi cùng tham dự để thể hiện thành ý của bản thân mình với mong muốn công trình đạt được hiệu quả thương mại tốt
Thủ Tục Làm Lễ Cất Nóc Nhà
Như đã nói đến ở trên, lễ cất nóc là một thủ tục hay nghi thức nghi lễ hoàn chỉnh cần chuẩn bị đầy đủ và tuyệt đối không nên được qua loa. Dưới đây Phong Thủy Long Vũ cùng chuyên gia Master Long Vũ sẽ gửi tới quý bạn đọc quy trình cơ bản khi chuẩn bị làm lễ cất nóc.
Chọn Ngày Giờ Tốt
Làm nhà là một việc đại sự lớn nên việc chọn ngày giờ tốt để tiến hành, đặc biệt với khâu cuối cùng để hoàn thiện một công trình dương cơ càng quan trọng. Nên việc cần xem xét kỹ lưỡng ngày giờ tốt để làm lễ cất nóc là điều hợp lý và vô cùng dễ hiểu.
Hơn hết trong quan niệm văn hóa duy tâm của hầu hết người dân phương Đông cũng cho rằng nếu ngày và giờ đẹp với bản thân gia chủ hoặc chủ đầu tư thực hiện công trình đó sẽ không chỉ gặp may mắn, cát lợi còn hạn chế được các yếu tố xung sát không mong muốn.
Một số lưu ý về ngày giờ đẹp bạn cần để tâm trước tiên cần tránh những ngày Hắc Đạo như: Tam Nương, Sát Chủ, Thụ Tử, Nguyệt Kỵ,…
Đối với những ngày còn lại để chọn lựa được ngày cát lành thực sự cần dựa trên cả yếu tố tuổi cá nhân của bản thân trạch chủ để mang lại hiệu năng tốt nhất trong ngày.
Sắm Lễ
- Năm chiếc bánh bao chay
- Mâm ngũ quả
- Bình hoa cúc vàng
- Một bó nhang thơm
- Hai bát xôi chè ngọt
- Đĩa xôi trắng hoặc xôi gấc
- Nậm gạo – muối – nước
- Chén rượu trắng, trà khô
- Năm đinh tiền lễ
Văn Khấn Lễ Cất Nóc Nhà
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương
– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.
– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thân Quan.
– Con kính lạy Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ ……..gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..
Nhân ngày lành tháng tốt, chúng con nhất tâm xin phép làm lễ cất nóc, kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Phật Thánh cùng Gia tiên họ…….
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.
Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép cất nóc cho căn nhà này.
Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Lưu Ý Khi Làm Lễ Cất Nóc
- Khi thực hiện lễ cất nóc cần duy trì không khí trang trọng, nghiêm túc
- Người tham gia lễ cất nóc từ trạch chủ đến các bên đơn vị thi công tránh nói chuyện trong thời gian làm lễ
- Tuyệt đối không được làm đổ vỡ đồ trong khi làm nghi lễ
- Gia chủ hoặc chủ đầu tư có thể tự tiến hành mà không cần phải nhờ đến thầy cúng
Lời Kết
Thủ tục cất nóc nhà tuy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người thực hiện phải chú tâm và đặt lòng thành tâm của mình khi tiến hành để tổ chức được khóa lễ suôn sẻ và thuận lợi.
Để nhận được các tư vấn khác về lễ cất nóc đối với gia đình của bạn, hãy để lại thông tin cá nhân dưới đây hoặc liên hệ ngay với Phong Thuỷ Long Vũ hotline 0968.768.588 để được hỗ trợ miễn phí ngay nhé!