Review sách “Chọn Ngày Tốt Trong Dân Gian” – Kế Thừa & Ứng Dụng
“Thiên thời – Địa Lợi – Nhân hòa”, từ xưa đến nay mọi thành quả hay thắng lợi của con người đều không tách khỏi chữ “Thời” (thời gian, thời điểm).
Trước tác, kinh nghiệm luận về chữ “Thời” vô cùng phong phú. Ở cả phương Đông, phương Tây hay các nền văn minh, văn hóa lớn đều nhấn mạnh về nhân tố thời gian, thậm chí còn tồn tại các bộ lịch riêng biệt.
Trong lần chia sẻ này, Phong Thủy Long Vũ xin được điểm qua cùng các bạn cuốn sách “Chọn Ngày Tốt Trong Dân Gian” với tinh thần khoa học, “gạn đục, khơi trong”.
Mục Đích Của Việc Chọn Ngày Tốt – Cát Lành
Phàm trước khi tính toán làm bất cứ việc gì, con người đều cần có sự chuẩn bị, từ đó mà đặt ra kế hoạch hay chia ra tiến độ để đi đến mục tiêu cuối cùng.
Con người chỉ là một “tiểu vũ trụ” trong một bối cảnh Thời – Không (thời gian và không gian) lớn hơn, bao trùm hơn, mà mở rộng ra là Tháng, Quý, Năm, Thập kỷ…hay vùng đất, châu lục, địa cầu, Vũ trụ…
Bởi chịu sự chi phối lớn hơn từ các quy luật vận động của ngoại cảnh không gian và thời gian, nên để mọi sự chu tất, con người tất cần lý giải và hòa hợp với các quy luật khách quan đó. Với xuất phát điểm như vậy, các khái niệm về thời gian (như ngày giờ, năm tháng, mùa, tiết khí…) mới ra đời.
Ngoài ra, mọi sự tính toán – trù bị của con người cũng chỉ hướng tới một mục đích cao nhất: truy cầu mọi sự được cát lành, hanh thông. Việc chọn ngày tốt, cát lành cũng không nằm ngoài lý do trên.
“Chọn Ngày Tốt Trong Dân Gian” – Đôi Lời Mạn Đàm
Như trên đã chia sẻ cùng các bạn, ở cả phương Tây, phương Tây hay nhiều nền văn minh lớn đều rất xem trọng nhân tố thời gian, thậm chí còn có hệ thống lịch (biểu thời gian) của riêng mình.
Trong “Chọn ngày tốt trong Dân gian”, hai soạn giả Tăng Cường Ngô – Hồ Lê Minh cũng đi từ các khái niệm sơ giản nhất liên quan đến thời gian để truyền tải các nội dung đến cho độc giả (như: Năm là gì? Ngày? Cách tính lịch? Phân biệt lịch Âm và lịch Dương…).
Từ việc khái quát các khái niệm cơ bản về thời gian trên, các soạn giả đi vào các nội dung cụ thể như:
- Dương lịch (Nguồn gốc? Các lần cải cách lớn? Xác định năm Công nguyên cụ thể ra sao?…).
- Âm lịch (Sự phổ biến Nông lịch/ Âm lịch ở các dân tộc như Trung Hoa, Việt Nam, các dân tộc Hán hóa hay có gốc người Hoa…; sự đan xen và lưu hành song song hai loại lịch này).
Có thể nói, trong phần đầu cuốn sách đã đề cập khá chi tiết “lịch sử” hai loại lịch phổ biến và có lượng người sử dụng rộng rãi nhất hiện nay (gồm Lịch Dương và Lịch Âm). Từ nền tảng này, hai soạn giả dần chia sẻ các sự kiện hay nếp sinh hoạt đặc thù của con người gắn liền với lịch biểu mà mỗi cộng đồng áp dụng sử dụng.
Nếu bạn hỏi về nguồn gốc mọi lễ hội lớn trên địa cầu này thì một trong các nhân tố gắn liền với các “sự kiện” đó phần lớn đều không tách rời nhịp sinh hoạt hay chi tiết hơn là chu kỳ vận động, chu kỳ sinh hoạt của họ.
Thí dụ: Tết ở nhiều dân tộc Á Đông theo lịch Âm? Cụ thể hơn, chính là chu kỳ đánh dấu hết một năm (365 ngày) – chu kỳ để Trái đất quay xong Mặt Trời.
Tết Trung Thu – là thời điểm mà người nông dân bước vào giai đoạn nông nhàn theo cách tính mùa vụ trong một năm, cũng là thời điểm mà tiết Thu đã trôi đi được một nửa, tiết trời trong sáng, thời gian mà ban ngày và ban đêm là như nhau…
Hay Tết Đoan Ngọ, nếu xét về tiết khí ở thời điểm này có sự khá phức tạp. Cụ thể sau Tết Đoan Ngọ (5 tháng 5 Âm lịch, thời tiết có dấu hiệu nóng lên rõ rệt, Dương khí do đó mà thịnh hơn).
Cũng nhờ trải qua kinh nghiệm quan sát hàng ngàn năm mà con người Á Đông chia các tiết khí một cách rất cụ thể (gồm 24 tiết khí). Trong đó, mỗi tiết khí lại mang các đặc điểm khác nhau.
Tựu chung, 24 tiết khí có thể phân làm 4 nhóm đặc trưng:
- Biểu thị sự chuyển đổi của nóng và lạnh (gồm 8 tiết khí).
- Biểu thị sự biến đổi của năm tiết khí (5 tiết khí).
- Phản ánh lượng mưa (7 tiết khí).
- Phản ánh chu kỳ của động – thực vật và việc nhà nông (4 tiết khí).
Đề cập tới lịch biểu theo quan niệm văn hóa truyền thống Á Đông không thể bỏ qua Thập Can và Địa Chi. Thập Can, Địa Chi kết hợp lại ứng với 60 năm (tương đương một “Lục thập Hoa giáp”).
Thiên Can, Địa Chi cho đến ngày nay vẫn gắn liền với các môn Huyền học kinh điển Á Đông mà bất kỳ người nào yêu thích các môn Khoa học Thần bí (như Kinh Dịch, Phong Thủy, Âm Dương – Ngũ hành…) không thể bỏ qua.
Ngoài các nội dung trên, hai soạn giả Tăng Cường Ngô – Hồ Lê Minh còn trình bày chi tiết cách tra “Biểu chi tiết Nông lịch (Âm lịch) từ năm 2000 – 2007 và “Niên lịch giản biểu” từ năm 1901 – 2030 rất tiện cho việc tra cứu của các độc giả.
Tạm Kết
“Chọn ngày tốt trong Dân gian” của hai soạn giả Tăng Cường Ngô – Hồ Lê Minh không chỉ cung cấp cho bạn đọc sự hình thành và phổ biến của hai loại lịch cơ bản nhất (Dương lịch và Âm lịch) mà còn có thể xem là một “cẩm nang” rất tiện tra cứu cho độc giả khi cần.
Với mục đích ứng dụng và chiêm nghiệm, Phong Thủy Long Vũ rất hi vọng các bạn độc giả sẽ tiếp cận cuốn sách trên tinh thần tiếp thu, Chọn phản biện và khai phóng.
Để có thêm các tri thức khác về phong thủy chính phái; các vật phẩm cải vận, chiêu tài hay hóa sát cùng thông tin về các ấn phẩm đặc sắc khác, các bạn vui lòng để lại bình luận hay liên hệ qua hotline 0968.768.588