Sách Địa Lý Toàn Thư
“Tồn tại là hợp lý” (Heghen), trước một đối tượng như thuật Địa lý (còn được gọi là thuật Phong thủy, Kham Dư, xem tướng Đất…) con người với các tiến bộ vượt bậc về khoa học, nền tảng tư tưởng sẽ nhận định hay đánh giá ra sao?
Cuốn sách “Địa lý toàn thư” của nhà tư tưởng lớn Lưu Bá Ôn (đời Minh – Trung Quốc) góp thêm một góc nhìn toàn cảnh và soi chiếu phong thủy học dưới nhiều góc độ, chắc chắn là một dấu mốc trong các trước tác về bộ môn khoa học ngày càng được khẳng định này.
Nội dung bài viết
“Địa Lý Toàn Thư” – Đôi Lời Lạm Bàn
Như tiêu đề đầy đủ, trọn vẹn của cuốn sách “Địa lý toàn thư nhập môn yếu quyết” – có thể hiểu tác giả Lưu Bá Ôn đã nhấn mạnh vào các chủ điểm, các nội dung căn bản nhất của khoa Địa lý (Thuật Phong thủy) mà truyền đến độc giả các khái niệm, cách thức thực hành, áp dụng và nhận định các yếu tố Dương trạch và Âm trạch thực tiễn.
Xuất phát điểm đó đã được tác giả xâu chuỗi xuyên suốt nội dung và bố cục trong “Địa lý toàn thư”. Với các độc giả mới làm quen, các khái niệm “nhập môn” (căn bản, nền tảng sơ khởi nhất) đã được tác giả Lưu Bá Ôn đề cập ngay ở phần đầu cuốn sách:
- Âm – Dương là gì?
- Long Pháp là gì?
- Huyệt Pháp là gì?
- Sa Pháp là gì?
- Thủy Pháp là gì?
- Dương trạch?
- Ngũ hành là gì?
- La Kinh lược giải?
Như nhiều người nghiên cứu Phong thủy học đánh giá, Âm Dương là cốt lõi của Phong thủy; trong khi Sinh khí là đối tượng mà Phong thủy hướng đến thì Long Huyệt lại là nền tảng và Sa Thủy là các nhân tố bổ trợ không thể khuyết thiếu.
Đây là phần nội dung mà bất cứ ai khi nghiên cứu hay tìm hiểu Phong thủy khi đã nắm giải tường minh cũng đã nắm được “Phong thủy ngũ quyết” (gồm Long, huyệt, sa, thủy, hướng). Khái niệm này cũng có thể gọi là bí quyết cho Tầm long, điểm huyệt, sát sa, quan thủy, lập hướng vậy!
Một căn nhà (Dương trạch) có “Dương trạch Tam yếu” (3 nhân tố quan trọng nhất quyết định vận khí một căn nhà) thì với Táng địa (Âm trạch), tác giả Lưu Bá Ôn có dẫn:
“Thi thể dưới đất chịu sự cảm hóa của Khí, tương ứng với phúc khí của nó sẽ ảnh hưởng đến con cháu”.
Điểm lưu ý rất đáng lưu tâm ở cuốn sách “Địa lý toàn thư” này là các nội dung được trình bày rất mạch lạc, nhiều nội dung (như Âm Dương, Ngũ hành, Sa Pháp, Thủy Pháp…) nêu và tường giải các khái niệm hay khía cạnh liên quan theo hình thức vấn đáp rất dễ theo dõi cho độc giả.
Thí dụ ở phần “Phân biện hình tượng Âm Dương”, sách “Địa lý toàn thư” có dẫn:
“Tăng Công hỏi:
Âm là gì? Dương là gì?
Dương Công đáp:
“Hai chữ Âm Dương là cốt lõi của phong thủy, là Hình và Khí được tạo rồi hóa mà thành. Hình là dùng để thể hiện Khí. Khí dựa vào tượng mà thành Hình”…
Cách thức biên soạn của cuốn sách tuân theo chính mà tác giả Lưu Bá Ôn chia sẻ: “Phong thủy địa lý vốn hoàn toàn không khó, chỉ là do người ta tự cho nó khó mà thôi…”.
Với tinh thần và chia sẻ trên, “Địa lý toàn thư” chắc chắn là cuốn sách “nhập môn” mà bất cứ ai đam mê hay nghiên cứu Phong thủy học đều rất nên tiếp cận, tìm hiểu vậy!
Để có thêm các tri thức khác về phong thủy chính phái; các vật phẩm cải vận, chiêu tài hay hóa sát cùng thông tin về các ấn phẩm đặc sắc khác, các bạn vui lòng để lại bình luận hay liên hệ Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588