(Review sách) “PHONG THỦY CÁT TƯỜNG”

(Review sách) “PHONG THỦY CÁT TƯỜNG”

(Review sách) “PHONG THỦY CÁT TƯỜNG”

Phong thủy Cát tường Dương trạch từ lâu là mảng đề tài nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của cộng đồng học giả, các nhà nghiên cứu Phong thủy học nói chung, cũng như những người chú trọng về ứng dụng thực tiễn của ngành khoa học này.

PHONG THỦY CÁT TƯỜNG” của Thạc sĩ Vũ Đức Huynh là cuốn sách đáng lưu ý, góp thêm một góc nhìn xoay quanh mạch chủ đề này.

“PHONG THỦY CÁT TƯỜNG” – Đôi Lời Lạm Bàn

Không thể phủ nhận, Phong thủy ngày càng chiếm một vị trí được khẳng định và đón nhận được sự quan tâm rộng rãi, không chỉ ở các quốc gia Á Đông, mà còn mở rộng ở các quốc gia Âu Mỹ. 

Cũng như bất kỳ ngành khoa học ứng dụng nào, một mặt xu thế đó càng tạo đà để các tri thức Phong thủy học được soi chiếu dưới nhiều góc độ; mặt khác, bản thân các Phong thủy sư cũng càng cần “lao tâm khổ tứ” để việc nhận thức về các tri thức không chỉ chân xác, mà việc ứng dụng Phong thủy vào cuộc sống càng thêm khoa học và đưa lại kết quả tối ưu, mỹ mãn nhất cho người cư trú hay sử dụng.

Xuất phát với tiêu chí như trên, tác giả của “PHONG THỦY CÁT TƯỜNG” – Thạc sĩ Vũ Đức Huynh, bên cạnh việc đề cập cội nguồn, sự biến đổi trong sự phát triển của ngành khoa học này mà còn chỉ ra mối quan hệ hết sức biện chứng giữa Phong thủy học với môi trường, với đời sống và sức khỏe của con người:

  • Môi trường, bối cảnh, màu sắc Phong thủy tích cực có thể khiến con người thấy sảng khoái và ngược lại.
  • Môi trường, bối cảnh, không gian…Phong thủy tốt có thể khiến động lực làm việc, sức sáng tạo của con người được phát huy tối đa và ngược lại.
  • Môi trường, cảnh quan, bối cảnh…Phong thủy tốt có thể tác động đến hạnh phúc của con người và ngược lại…

Đó đều là những mối quan hệ biện chứng mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể nhận thấy khi đặt Phong thủy trong mối quan hệ biện chứng Thiên (thời gian) – Địa (bối cảnh) – Nhân (con người) không thể tách rời

Bởi nhấn mạnh vào Phong thủy cư trú (Dương trạch), nên “PHONG THỦY CÁT TƯỜNG” của tác giả – Thạc sĩ Vũ Đức Huynh đưa ra các tiêu chí phân chia rất rõ ràng các vị trí có phong thủy tốt và các vị trí có phong thủy hung họa.

Với thế đất phong thủy tốt, tác giả Vũ Đức Huynh nhấn mạnh, đây là các địa điểm tàng ẩn Rồng (động hay tĩnh). Cụ thể, đó là các dạng thức của dòng nước nằm trong khu vực hay địa cục đó. Hiệu dụng khí lực mà Rồng hiện ra ở đó cũng sẽ khác nhau:

  • Rồng ngủ thì Thủy khí sẽ ôn hòa (như ao, hồ, đầm…)
  • Rồng sắp trở dậy, Thủy khí sẽ mạnh mẽ (như phá, vịnh…)
  • “Quần long tụ hội” (như biển) thì Thủy khí cực lớn, thậm chí là sát khí.

Do đó, địa cục tối ưu để cư trú sẽ là: 

  • Nơi có sông ngòi vừa phải hay lưu vực của các con sông.
  • Nơi có đầm, hồ êm ả.
  • Ở xa các nơi như phá, vịnh hay bãi biển

Ngoài sự phân chia về địa cục, Thủy khí (Thủy động và Thủy đọng), các nhân tố như Địa thế, Môi trường, Kết cấu kiến trúc hay bài trí các phòng công năng…cũng được tác giả – Thạc sĩ Vũ Đức Huynh đề cập và phân loại hết sức chi tiết trong cuốn “PHONG THỦY CÁT TƯỜNG”.

Với phòng thờ – không gian tâm linh đậm nhất của một cư gia, tác giả nhấn mạnh:

  • Cần đặt ở nơi cao nhất, yên tĩnh nhất, trang nghiêm nhất của cư trạch.
  • Ánh sáng phòng thờ nên mờ ảo, tránh ánh sáng quá mạnh (vừa mất đi tính thâm nghiêm, Dương khí quá mạnh không phù hợp với không gian thuộc Âm).
  • Không để tạp vật lên ban thờ, tránh để hung khí nơi không gian này.
  • Thiết kế cần tối ưu, gợi được tâm lý che chở, an ủi cho gia chủ.

Dưới ánh sáng khoa học, các tri thức được tác giả – Thạc sĩ Vũ Đức Huynh trình bày trong “PHONG THỦY CÁT TƯỜNG” hẳn sẽ là nguồn tài liệu quý giá cho sự tra cứu và tìm hiểu của các bạn yêu thích Phong thủy học ứng dụng.

Để có thêm các tri thức khác về phong  thủy chính phái; các vật phẩm cải vận, chiêu tài hay hóa sát cùng thông tin về các ấn phẩm đặc sắc khác, các bạn vui lòng để lại bình luận hay liên hệ Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588.

Link Download Sách Miễn Phí Ngay Tại Đây

Download PDF