Có lịch sử khởi phát ở phương Đông, không chỉ được phổ biến ở Trung Hoa (được xem là cái nôi của phong thủy học), và nhiều nước châu Á khác (Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia…); đến ngày nay, Phong thủy ngày càng được phổ biến và mến chuộng ở nhiều quốc gia Âu Mỹ.
Cuốn sách “Phong thủy thực dụng” của tác giả Stephanie Robert góp thêm một góc nhìn mới về phong thủy rất đáng lưu tâm.
Nội dung bài viết
Đôi Lời Về “Phong Thủy Thực Dụng”
Căn cứ vào mục đích tối hậu của Phong thủy học: Hỗ trợ con người hướng tới sự cân bằng với môi trường sống, từ đó đạt tới sự viên mãn về sức khỏe, tình yêu, gia đạo, sự nghiệp hay tài vận.
Từ xuất phát điểm như trên, nội dung cuốn sách “Phong thủy thực dụng” sẽ không khiến độc giả “bối rối” bởi hệ thống biểu đồ hay các tọa độ chi tiết khá phức tạp như lý luận Phong thủy học truyền thống mà nhấn mạnh vào ngôi nhà (Dương trạch) và các yếu tố liên quan, xác định các thế phạm để có các thay đổi đơn giản (hóa giải) nhằm cải thiện vận khí của ngôi nhà.
Bố cục cuốn sách của tác giả Stephanie Robert có cấu trúc rất hợp lý.
Ở phần đầu của “Phong thủy thực dụng”, tác giả gửi tới các độc giả các khái niệm tổng quan về Phong thủy học; những người phương Tây đã tiếp nhận và ứng dụng phạm trù phong thủy ra sao, cũng như chỉ ra đối tượng quan trọng nhất của bất kỳ ngôi nhà nào – chủ nhân của nó (con người).
Trên cơ sở các khái niệm, công cụ xác định và phân chia cung vị, tác giả Stephanie Robert qua “Phong Thủy Thực Dụng” đã chia cung vị của ngôi nhà theo các hướng:
- Sự nghiệp = Bắc.
- Danh vọng = Nam.
- Gia đình = Đông.
- Con cái + Sáng tạo = Tây.
- Học vấn = Đông Bắc.
- Quý nhân + Du lịch = Tây Bắc.
- Phú Quý = Đông Nam.
- Hôn nhân = Tây Nam.
Điểm nhấn của cuốn sách này, như đã đề cập ở trên: nhấn mạnh vào việc thực hành và ứng dụng phong thủy để từ đó giúp các bạn cân bằng cách cục giữa con người và mái ấm của mình.
Khai thác các yếu tố trung cục và tiểu cục, tác giả Stephanie Robert chỉ ra cho độc giả các phương diện cụ thể để đón sinh khí vào một ngôi nhà, như:
- Thu hút sinh khí từ cửa chính.
- Kiểm soát luồng khí đi qua ngôi nhà.
- Khắc phục vấn đề với cầu thang và hành lang.
Bên cạnh các nhân tố quan trọng nhất của căn nhà được tác giả khai thác dựa trên lý luận phong thủy học truyền thống (“Dương trạch tam yếu”) – phòng bếp – trái tim căn nhà; phòng ngủ – nơi tái tạo năng lượng và gắn kết tình cảm đôi lứa; Stephanie Robert qua “Phong thủy thực dụng” cũng chỉ ra tác nhân khiến bất kỳ vận khí của ngôi nhà nào cũng trở nên tệ hại đi: sự bừa bộn, các hung khí bất lợi mà một ngôi nhà có thể gặp phải và cách hóa giải chúng.
Các “mũi tên” (hung khí) được tác giả điểm đến có thể lấy thí dụ như:
- Bất kể vật nào có thể gây tổn thương về thể xác đều có thể gây các bất lợi; không ăn, ngủ liền kề các cạnh sắc, vật cứng hay vật nhọn.
- Xà dầm hay quạt trần lộ gây ra các năng lượng tiêu cực bên trên.
- Gương phản chiếu ánh sáng bất lợi.
- Cửa ra vào khi mở va vào nhau, gây sự thị phi hay tranh cãi…
Hi vọng với các kiến thức phong thủy rất dễ thực hành, “Phong thủy thực dụng” sẽ là cuốn cẩm nang hữu dụng cho mái ấm và hạnh phúc của bạn.
Để có thêm các tri thức khác về phong thủy chính phái; các vật phẩm cải vận, chiêu tài hay hóa sát cùng thông tin về các ấn phẩm đặc sắc khác, các bạn vui lòng để lại bình luận hay liên hệ Phong Thủy Long Vũ qua hotline 0968.768.588.